Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở TP Đà Nẵng là nơi đang lưu giữ một hiện vật đặc biệt, được coi là bức tượng khỏa thân Chăm Pa đẹp nhất Việt Nam. Đó là bức tượng nữ thần Tara - một vị Bồ tát trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa.Bức tượng này được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương, một khu phế tích lớn của vương quốc Champa, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.Tượng được đúc bằng đồng, cao 129,3cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng.Bầu ngực tượng được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.Với những giá trị lịch sử và nghệ thuật vô giá, tượng nữ thần Tara đã được công nhận là một báu vật quốc gia của Việt Nam.Một bức tượng khỏa thân thể hiện hình ảnh nữ thần Uma có niên đại thế kỷ 12-13, khai quật ở di chỉ Đồng Phúc, Quảng Ngãi, được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm.Bên cạnh các vị thần, hình tượng vũ nữ cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm điêu khắc Chăm. Trong ảnh là tượng vũ nữ được khai quật tại di tích tháp Mẫm, Bình Định, niên đại thế kỷ 13.Hình tượng các phụ nữ ngực trần trên một đài thờ của người Chăm cổ.Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ xuất hiện trên rất nhiều tác phẩm điêu khắc của người Chăm cổ.Gây ấn tượng đặc biệt là những đài thờ lớn được trang trí cả dãy bầu vú bao quanh. Những tác phẩm này có niên đại từ khoảng thế kỷ 10 trở về sau.Được thể hiện dưới dạng cách điệu, số lượng bầu ngực trên mỗi bệ đài lên đến hàng chục. Theo các nhà nghiên cứu, không nền văn hóa nào trong khu vực cũng như trên thế giới có loại hình trang trí như vậy.Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ chính là biểu hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa. Thông qua hình ảnh những bầu ngực căng tròn, các cư dân Chăm cổ thể hiện ước mơ về một cuộc sống sung túc, con đàn cháu đống, thịnh vượng đời đời.Bên cạnh đó, hình tượng này cũng thể hiện một nét tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Chăm, đó là tôn thờ thần Uroja - tiếng Sankrit có nghĩa là “vú phụ nữ”. Đây là một vị thần chỉ có trong văn hóa của người Chăm.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở TP Đà Nẵng là nơi đang lưu giữ một hiện vật đặc biệt, được coi là bức tượng khỏa thân Chăm Pa đẹp nhất Việt Nam. Đó là bức tượng nữ thần Tara - một vị Bồ tát trong quan niệm Phật giáo của người Chăm xưa.
Bức tượng này được phát hiện vào năm 1978 tại Phật viện Đồng Dương, một khu phế tích lớn của vương quốc Champa, nay thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Tượng được đúc bằng đồng, cao 129,3cm, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ngực trần, thân dưới được che bằng váy kiểu sa rông, toát lên một phong cách mỹ thuật rất phóng khoáng.
Bầu ngực tượng được thể hiện tròn căng đầy sức sống phồn thực, ẩn chứa mong muốn về một cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc.
Với những giá trị lịch sử và nghệ thuật vô giá, tượng nữ thần Tara đã được công nhận là một báu vật quốc gia của Việt Nam.
Một bức tượng khỏa thân thể hiện hình ảnh nữ thần Uma có niên đại thế kỷ 12-13, khai quật ở di chỉ Đồng Phúc, Quảng Ngãi, được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Bên cạnh các vị thần, hình tượng vũ nữ cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm điêu khắc Chăm. Trong ảnh là tượng vũ nữ được khai quật tại di tích tháp Mẫm, Bình Định, niên đại thế kỷ 13.
Hình tượng các phụ nữ ngực trần trên một đài thờ của người Chăm cổ.
Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ xuất hiện trên rất nhiều tác phẩm điêu khắc của người Chăm cổ.
Gây ấn tượng đặc biệt là những đài thờ lớn được trang trí cả dãy bầu vú bao quanh. Những tác phẩm này có niên đại từ khoảng thế kỷ 10 trở về sau.
Được thể hiện dưới dạng cách điệu, số lượng bầu ngực trên mỗi bệ đài lên đến hàng chục. Theo các nhà nghiên cứu, không nền văn hóa nào trong khu vực cũng như trên thế giới có loại hình trang trí như vậy.
Hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ chính là biểu hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa. Thông qua hình ảnh những bầu ngực căng tròn, các cư dân Chăm cổ thể hiện ước mơ về một cuộc sống sung túc, con đàn cháu đống, thịnh vượng đời đời.
Bên cạnh đó, hình tượng này cũng thể hiện một nét tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc Chăm, đó là tôn thờ thần Uroja - tiếng Sankrit có nghĩa là “vú phụ nữ”. Đây là một vị thần chỉ có trong văn hóa của người Chăm.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.