Một trong những khu dinh thự cổ đẹp nhất của khu phố Tây ở Huế xưa là Tòa Công chánh, nay là trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế (số 23-25 Lê Lợi).Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương, cách cầu Trường Tiền không xa.Khối nhà chính của Tòa Công chánh là một tòa nhà ba tầng đồ sộ, nằm ở bên phải khuôn viên khi nhìn từ đường Lê Lợi.Công trình gây ấn tượng với các kết cấu bằng đá ở tầng một, gợi lên cảm giác về sự vững chãi, tính chất uy nghiêm của một tòa nhà công quyền.Cổng vào của tòa nhà chính.Tòa nhà thứ hai nằm đối diện với nhà chính qua một khoảng sân rộng, có hai tầng với những đường nét kiến trúc mềm mại, như sự bổ khuyết cho tòa nhà chính.Cổng vào tòa nhà thứ hai.Cả hai tòa nhà vẫn còn giữ được những dãy cầu thang bằng gỗ nguyên bản.Các khung cửa sổ cao giúp không gian bên trong tòa nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên.Trong một phòng trưng bày ở Tòa Công chánh - Bảo tàng Văn hóa Huế.Theo đánh giá của các chuyên gia, dù có quy mô lớn và xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng Tòa Công chánh cùng các dinh thự khác ở Khu phố Tây vẫn hài hòa với cảnh quan Huế do các kiến trúc sư xưa đã tôn trọng giá trị tự nhiên của sông Hương và vẻ đẹp tổng thể kiến trúc Huế.Nhìn chung, người Pháp đã không tạo ra sự đối nghịch với phong cảnh và phong cách kiến trúc truyền thống vốn có tại địa phương. Các kiến trúc tân thời đều được xây dựng hơi xa bờ sông Hương, phần lớn là nằm lùi vào ở lề phía Nam của đường Jules Ferry (đường Lê Lợi).Các công trình kiểu Tây thường nằm trong khuôn viên rộng, trồng rất nhiều cây xanh, vừa để tạo bóng mát, vừa tạo ra sự hài hòa giữa vẻ mềm mại của thiên nhiên với những đường nét cứng cáp của khối nhà bằng bê tông cốt thép.Theo GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính, tuy ngày nay kiến trúc Pháp ở Huế đã bị hao hụt và pha tạp khá nhiều, song thành phần kiến trúc này vẫn chiếm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quỹ kiến trúc của Huế, góp phần định đoạt diện mạo đô thị Huế.Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Một trong những khu dinh thự cổ đẹp nhất của khu phố Tây ở Huế xưa là Tòa Công chánh, nay là trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế (số 23-25 Lê Lợi).
Khu dinh thự này gồm hai khối nhà lớn mang kiến trúc Pháp giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nằm trong khuôn viên rộng với một mặt giáp sông Hương, cách cầu Trường Tiền không xa.
Khối nhà chính của Tòa Công chánh là một tòa nhà ba tầng đồ sộ, nằm ở bên phải khuôn viên khi nhìn từ đường Lê Lợi.
Công trình gây ấn tượng với các kết cấu bằng đá ở tầng một, gợi lên cảm giác về sự vững chãi, tính chất uy nghiêm của một tòa nhà công quyền.
Cổng vào của tòa nhà chính.
Tòa nhà thứ hai nằm đối diện với nhà chính qua một khoảng sân rộng, có hai tầng với những đường nét kiến trúc mềm mại, như sự bổ khuyết cho tòa nhà chính.
Cổng vào tòa nhà thứ hai.
Cả hai tòa nhà vẫn còn giữ được những dãy cầu thang bằng gỗ nguyên bản.
Các khung cửa sổ cao giúp không gian bên trong tòa nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Trong một phòng trưng bày ở Tòa Công chánh - Bảo tàng Văn hóa Huế.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dù có quy mô lớn và xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng Tòa Công chánh cùng các dinh thự khác ở Khu phố Tây vẫn hài hòa với cảnh quan Huế do các kiến trúc sư xưa đã tôn trọng giá trị tự nhiên của sông Hương và vẻ đẹp tổng thể kiến trúc Huế.
Nhìn chung, người Pháp đã không tạo ra sự đối nghịch với phong cảnh và phong cách kiến trúc truyền thống vốn có tại địa phương. Các kiến trúc tân thời đều được xây dựng hơi xa bờ sông Hương, phần lớn là nằm lùi vào ở lề phía Nam của đường Jules Ferry (đường Lê Lợi).
Các công trình kiểu Tây thường nằm trong khuôn viên rộng, trồng rất nhiều cây xanh, vừa để tạo bóng mát, vừa tạo ra sự hài hòa giữa vẻ mềm mại của thiên nhiên với những đường nét cứng cáp của khối nhà bằng bê tông cốt thép.
Theo GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính, tuy ngày nay kiến trúc Pháp ở Huế đã bị hao hụt và pha tạp khá nhiều, song thành phần kiến trúc này vẫn chiếm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quỹ kiến trúc của Huế, góp phần định đoạt diện mạo đô thị Huế.
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.