Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ là loạt cổ vật đặc sắc của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 30/1 vừa qua.Đây là một bộ sưu gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.Rồng có tổng cộng 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc.Đồ án cánh sen, hoa liên tiền và đồ án hồi văn còn được sử dụng cho bộ sưu tập này, thành một băng chạy dài, giới hạn bởi hai đường chỉ nhỏ trên dưới dùng để trang trí ở cả mặt trong và mặt ngoài của mép miệng.Có bốn tiêu chí để bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng xứng đáng được công nhận là bảo vật Quốc gia. Thứ nhất, đây là những hiện vật gốc, gắn với một di tích quan trọng. Thứ hai, bộ sưu tập này gồm những là những hiện vật độc bản.Thứ ba, bộ sưu tập minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ. Đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ các nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho hoàng cung.Thứ tư, bộ sưu tập này có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Các hiện vật trong bộ sưu tập là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và làm rõ công năng, quá trình tồn tại và thay đổi của các cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ là loạt cổ vật đặc sắc của Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia vào ngày 30/1 vừa qua.
Đây là một bộ sưu gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Chúng từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.
Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.
Rồng có tổng cộng 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc.
Đồ án cánh sen, hoa liên tiền và đồ án hồi văn còn được sử dụng cho bộ sưu tập này, thành một băng chạy dài, giới hạn bởi hai đường chỉ nhỏ trên dưới dùng để trang trí ở cả mặt trong và mặt ngoài của mép miệng.
Có bốn tiêu chí để bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng xứng đáng được công nhận là bảo vật Quốc gia. Thứ nhất, đây là những hiện vật gốc, gắn với một di tích quan trọng. Thứ hai, bộ sưu tập này gồm những là những hiện vật độc bản.
Thứ ba, bộ sưu tập minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ. Đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức do triều đình lập lên, quy tụ các nghệ nhân giỏi nhất lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho hoàng cung.
Thứ tư, bộ sưu tập này có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Các hiện vật trong bộ sưu tập là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và làm rõ công năng, quá trình tồn tại và thay đổi của các cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.