Vào đầu những năm 1790, Pháp là quốc gia đầu tiên thử nghiệm khinh khí cầu sử dụng khinh khí cầu để làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập tin tình báo trên chiến trường từ trên cao.Khi ấy, những quả khinh khí cầu được buộc một đầu xuống mặt đất bằng dây cáp để nó không bay sang bên lãnh thổ của kẻ địch. Trên khinh khí cầu thường có 2 binh sĩ. Mỗi binh sĩ có nhiệm vụ khác nhau.Trong đó, một binh sĩ sử dụng ống nhòm, kính viễn vọng để quan sát, thu thập thông tin về tình hình trận địa của đối phương như ước tính số lượng binh sĩ, cách bố trí quân sĩ... Người lính còn lại sử dụng cờ báo hiệu để liên lạc với lực lượng mặt đất.Khi Nội chiến Mỹ nổ ra, Lực lượng Liên minh cũng sử dụng các khinh khí cầu làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình hình của đối phương. Mỗi khinh khí cầu có thể chở 5 người.Đến những năm 1880, nhà khí tượng học người Anh Douglas Archibald đã tiến hành các thử nghiệm trên những chiếc diều bằng bạt cỡ lớn để nghiên cứu vận tốc gió. Về sau, ông gắn thêm một máy ảnh nhỏ vào con diều để chụp ảnh từ trên cao.Những bức ảnh chụp từ trên cao của ông Archibald đã thu hút sự chú ý của hạ sĩ quân đội Mỹ có tên William Eddy.Về sau, ông William đã tạo ra loại máy ảnh nhỏ gọn, hoạt động hiệu quả hơn để gắn lên con diều. Nhờ vậy, thiết bị này có thể chụp ảnh toàn cảnh vị trí của quân địch từ trên cao.Trong Thế chiến 1, bồ câu được sử dụng phổ biến làm nhiệm vụ đưa thư trên chiến trường. Trong cuộc chiến này, quân đội Đức đã thử nghiệm trang bị máy ảnh nhỏ trên chim bồ câu.Những máy ảnh này có thể chụp ảnh tự động. Nhờ vậy, Đức cho những con chim bồ câu làm nhiệm vụ trinh sát bay về trận địa của Pháp để chụp ảnh tình hình chiến địa.Tuy nhiên, chỉ một số ảnh chụp có độ nét cao trong khi phần lớn khá mờ, khó xác định tình hình thực tế của đối phương.Mời độc giả xem video: Chuyến bay trên khinh khí cầu diễn ra thế nào những năm 1930?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào đầu những năm 1790, Pháp là quốc gia đầu tiên thử nghiệm khinh khí cầu sử dụng khinh khí cầu để làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập tin tình báo trên chiến trường từ trên cao.
Khi ấy, những quả khinh khí cầu được buộc một đầu xuống mặt đất bằng dây cáp để nó không bay sang bên lãnh thổ của kẻ địch. Trên khinh khí cầu thường có 2 binh sĩ. Mỗi binh sĩ có nhiệm vụ khác nhau.
Trong đó, một binh sĩ sử dụng ống nhòm, kính viễn vọng để quan sát, thu thập thông tin về tình hình trận địa của đối phương như ước tính số lượng binh sĩ, cách bố trí quân sĩ... Người lính còn lại sử dụng cờ báo hiệu để liên lạc với lực lượng mặt đất.
Khi Nội chiến Mỹ nổ ra, Lực lượng Liên minh cũng sử dụng các khinh khí cầu làm nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình hình của đối phương. Mỗi khinh khí cầu có thể chở 5 người.
Đến những năm 1880, nhà khí tượng học người Anh Douglas Archibald đã tiến hành các thử nghiệm trên những chiếc diều bằng bạt cỡ lớn để nghiên cứu vận tốc gió. Về sau, ông gắn thêm một máy ảnh nhỏ vào con diều để chụp ảnh từ trên cao.
Những bức ảnh chụp từ trên cao của ông Archibald đã thu hút sự chú ý của hạ sĩ quân đội Mỹ có tên William Eddy.
Về sau, ông William đã tạo ra loại máy ảnh nhỏ gọn, hoạt động hiệu quả hơn để gắn lên con diều. Nhờ vậy, thiết bị này có thể chụp ảnh toàn cảnh vị trí của quân địch từ trên cao.
Trong Thế chiến 1, bồ câu được sử dụng phổ biến làm nhiệm vụ đưa thư trên chiến trường. Trong cuộc chiến này, quân đội Đức đã thử nghiệm trang bị máy ảnh nhỏ trên chim bồ câu.
Những máy ảnh này có thể chụp ảnh tự động. Nhờ vậy, Đức cho những con chim bồ câu làm nhiệm vụ trinh sát bay về trận địa của Pháp để chụp ảnh tình hình chiến địa.
Tuy nhiên, chỉ một số ảnh chụp có độ nét cao trong khi phần lớn khá mờ, khó xác định tình hình thực tế của đối phương.
Mời độc giả xem video: Chuyến bay trên khinh khí cầu diễn ra thế nào những năm 1930?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.