Lưu Hạ sinh ngày 25/7 năm 92 trước Công nguyên tại Cự Dã, tỉnh Sơn Đông. Ông là con của Lưu Bác, con trai thứ 5 của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.Hán Vũ Đế qua đời, con trai út Lưu Phúc Linh lên ngôi lấy hiệu là Hán Chiêu Đế. Do Hán Chiêu Đế qua đời năm 21 tuổi mà không có con nối ngôi, đại thần phụ chính là Hoắc Quang lập Lưu Hạ đăng quang năm 74 trước Công nguyên.Lưu Hạ bị xem là một trong những vị hoàng đế vô năng nhất trong số 29 đời hoàng đế nhà Hán. Ông ta cũng là vị hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất trong số đó.Sau khi Lưu Hạ bị phế truất, mọi tước vị xã hội của ông cũng bị xóa bỏ và sống phần đời còn lại của mình như một thường dân.Tuy nhiên, kết quả từ những cuộc khai quật gần đây tại lăng mộ của Lưu Hạ cho thấy ông hoàn toàn không bị coi là dân thường sau khi bị phế truất.Lăng mộ của hoàng đế Lưu Hạ nằm ở khu vực gần Nam Xương, vốn là thủ phủ tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.Năm 2016, các chuyên gia đã vô cùng choáng váng khi phát hiện số lượng lớn báu vật có trong lăng mộ của Hoàng đế Lưu Hạ bao gồm hàng nghìn món đồ tùy táng làm bằng ngọc bích, vàng, đồng và sách thẻ tre.Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã khai quật được 4 triệu đồng tiền đồng, 480 miếng vàng. Đây là số lượng tiền đồng, vàng lớn nhất từng tìm thấy trong một ngôi mộ thời Hán từ trước đến nay.Đây là lăng mộ được bảo tồn tốt nhất của một hoàng đế từ triều đại Tây Hán (206 trước Công nguyên tới năm thứ 9).Trong những cuộc khai quật lăng mộ của vị vua bị phế truất chỉ 27 ngày sau khi lên ngôi này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy tranh vẽ Khổng Tử, có thể là bức họa lâu đời nhất ở Trung Quốc. Họ cũng tìm thấy 5.000 thẻ tre khắc lời dạy của Khổng Tử trong mộ.Những đồ vật này cùng các vật tạo tác bằng đồng, vàng, ngọc, cho thấy Lưu Hạ không bị đối xử như thường dân sau khi qua đời.Lý do có thể vì ông là cháu của Hán Vũ Đế, một trong những hoàng đế có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.>>>Xem thêm video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập.
Lưu Hạ sinh ngày 25/7 năm 92 trước Công nguyên tại Cự Dã, tỉnh Sơn Đông. Ông là con của Lưu Bác, con trai thứ 5 của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Hán Vũ Đế qua đời, con trai út Lưu Phúc Linh lên ngôi lấy hiệu là Hán Chiêu Đế. Do Hán Chiêu Đế qua đời năm 21 tuổi mà không có con nối ngôi, đại thần phụ chính là Hoắc Quang lập Lưu Hạ đăng quang năm 74 trước Công nguyên.
Lưu Hạ bị xem là một trong những vị hoàng đế vô năng nhất trong số 29 đời hoàng đế nhà Hán. Ông ta cũng là vị hoàng đế có thời gian trị vì ngắn nhất trong số đó.
Sau khi Lưu Hạ bị phế truất, mọi tước vị xã hội của ông cũng bị xóa bỏ và sống phần đời còn lại của mình như một thường dân.
Tuy nhiên, kết quả từ những cuộc khai quật gần đây tại lăng mộ của Lưu Hạ cho thấy ông hoàn toàn không bị coi là dân thường sau khi bị phế truất.
Lăng mộ của hoàng đế Lưu Hạ nằm ở khu vực gần Nam Xương, vốn là thủ phủ tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Năm 2016, các chuyên gia đã vô cùng choáng váng khi phát hiện số lượng lớn báu vật có trong lăng mộ của Hoàng đế Lưu Hạ bao gồm hàng nghìn món đồ tùy táng làm bằng ngọc bích, vàng, đồng và sách thẻ tre.
Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia đã khai quật được 4 triệu đồng tiền đồng, 480 miếng vàng. Đây là số lượng tiền đồng, vàng lớn nhất từng tìm thấy trong một ngôi mộ thời Hán từ trước đến nay.
Đây là lăng mộ được bảo tồn tốt nhất của một hoàng đế từ triều đại Tây Hán (206 trước Công nguyên tới năm thứ 9).
Trong những cuộc khai quật lăng mộ của vị vua bị phế truất chỉ 27 ngày sau khi lên ngôi này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy tranh vẽ Khổng Tử, có thể là bức họa lâu đời nhất ở Trung Quốc. Họ cũng tìm thấy 5.000 thẻ tre khắc lời dạy của Khổng Tử trong mộ.
Những đồ vật này cùng các vật tạo tác bằng đồng, vàng, ngọc, cho thấy Lưu Hạ không bị đối xử như thường dân sau khi qua đời.
Lý do có thể vì ông là cháu của Hán Vũ Đế, một trong những hoàng đế có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.