Mùa đông năm 1958, Càn Lăng, lăng mộ chôn cất Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên tình cờ được một số nông dân tìm thấy khi cho nổ đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.Ngày nay, Càn Lăng là một trong 3 lăng mộ bí ẩn chưa được cấp phép khai quật ở Trung Quốc. Nhưng nhờ phát hiện này mà một loạt các lăng mộ của thành viên hoàng tộc và quý tộc thời nhà Đường được các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật trong khu vực.Một trong số này phải kể đến lăng mộ công chúa Vĩnh Thái, tên thật là Lý Tiên Huệ (685 – 701), con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu, cháu gái Võ Tắc Thiên. Nàng là một trong những vị công chúa đẹp nhất dưới thời Đường.Khi tiến vào bên trong ngôi mộ, các chuyên gia giật mình khi nhìn thấy có một "bóng người" bí ẩn phía sau cửa mộ. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh, họ nhận ra đó là một bộ hài cốt nam giới. Sau những kiểm tra, họ xác định thi hài đó là của một tên trộm mộ.Theo các chuyên gia, tên trộm mộ này có thể đã cùng đồng bọn lẻn vào nơi an nghỉ ngàn thu của công chúa Vĩnh Thái để trộm đồ tùy táng giá trị.Thế nhưng, khi chuẩn bị rời khỏi, các thành viên trong nhóm trộm mộ xảy ra tranh chấp. Do đó, một tên mộ tặc bị đồng bọn giết chết và bỏ lại ngay gần cửa lăng mộ.Các chuyên gia tiếp tục tiến sâu vào bên trong lăng mộ. Tường của lăng mộ được xây từ gạch nên còn khá nguyên vẹn. Họ vô cùng bất ngờ trước kiến trúc lớn của khu mộ được chia thành nhiều phòng. Trong số này, một số phòng dùng để đặt đồ mai táng.Nơi sâu nhất trong lăng mộ là nơi đặt cỗ quan tài bằng đá chứa thi hài công chúa Vĩnh Thái. Các chuyên gia phát hiện phiến đá trên đỉnh quan tài có dấu hiệu bị xê dịch.Không những vậy, bên trong quan tài còn có nhiều bùn, cát. Điều này cho thấy những kẻ trộm mộ từng mở nắp quan tài và gây ra xáo trộn trên.Khi tìm hiểu về cuộc đời công chúa Vĩnh Thái, nhiều người không khỏi đau xót, thương tiếc bởi nàng có số phận bi kịch. Là con gái của Đường Trung Tông, công chúa Vĩnh Thái từ nhỏ đã thông minh và xinh đẹp hơn người. Nàng công chúa này rất được Võ Tắc Thiên yêu thương và chiều chuộng.Khi đến tuổi kết hôn, công chúa Vĩnh Thái kết hôn với Ngụy Vương Võ Diên. Hai người có cuộc sống hạnh phúc chưa được bao lâu thì gặp đại họa.Nguyên do xuất phát từ việc vợ chồng công chúa Vĩnh Thái thảo luận về một viên quan được Võ Tắc Thiên trọng dụng là Trương Dịch. Điều này đến tai Võ Tắc Thiên khiến bà hoàng này tức giận. Theo đó, Võ Tắc Thiên ra lệnh xử tử vợ chồng công chúa Vĩnh Thái. Vào thời điểm qua đời, công chúa mới 17 tuổi.>>>Xem thêm vifdeo: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.
Mùa đông năm 1958, Càn Lăng, lăng mộ chôn cất Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên tình cờ được một số nông dân tìm thấy khi cho nổ đá ở huyện Lương Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Ngày nay, Càn Lăng là một trong 3 lăng mộ bí ẩn chưa được cấp phép khai quật ở Trung Quốc. Nhưng nhờ phát hiện này mà một loạt các lăng mộ của thành viên hoàng tộc và quý tộc thời nhà Đường được các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật trong khu vực.
Một trong số này phải kể đến lăng mộ công chúa Vĩnh Thái, tên thật là Lý Tiên Huệ (685 – 701), con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu, cháu gái Võ Tắc Thiên. Nàng là một trong những vị công chúa đẹp nhất dưới thời Đường.
Khi tiến vào bên trong ngôi mộ, các chuyên gia giật mình khi nhìn thấy có một "bóng người" bí ẩn phía sau cửa mộ. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh, họ nhận ra đó là một bộ hài cốt nam giới. Sau những kiểm tra, họ xác định thi hài đó là của một tên trộm mộ.
Theo các chuyên gia, tên trộm mộ này có thể đã cùng đồng bọn lẻn vào nơi an nghỉ ngàn thu của công chúa Vĩnh Thái để trộm đồ tùy táng giá trị.
Thế nhưng, khi chuẩn bị rời khỏi, các thành viên trong nhóm trộm mộ xảy ra tranh chấp. Do đó, một tên mộ tặc bị đồng bọn giết chết và bỏ lại ngay gần cửa lăng mộ.
Các chuyên gia tiếp tục tiến sâu vào bên trong lăng mộ. Tường của lăng mộ được xây từ gạch nên còn khá nguyên vẹn. Họ vô cùng bất ngờ trước kiến trúc lớn của khu mộ được chia thành nhiều phòng. Trong số này, một số phòng dùng để đặt đồ mai táng.
Nơi sâu nhất trong lăng mộ là nơi đặt cỗ quan tài bằng đá chứa thi hài công chúa Vĩnh Thái. Các chuyên gia phát hiện phiến đá trên đỉnh quan tài có dấu hiệu bị xê dịch.
Không những vậy, bên trong quan tài còn có nhiều bùn, cát. Điều này cho thấy những kẻ trộm mộ từng mở nắp quan tài và gây ra xáo trộn trên.
Khi tìm hiểu về cuộc đời công chúa Vĩnh Thái, nhiều người không khỏi đau xót, thương tiếc bởi nàng có số phận bi kịch. Là con gái của Đường Trung Tông, công chúa Vĩnh Thái từ nhỏ đã thông minh và xinh đẹp hơn người. Nàng công chúa này rất được Võ Tắc Thiên yêu thương và chiều chuộng.
Khi đến tuổi kết hôn, công chúa Vĩnh Thái kết hôn với Ngụy Vương Võ Diên. Hai người có cuộc sống hạnh phúc chưa được bao lâu thì gặp đại họa.
Nguyên do xuất phát từ việc vợ chồng công chúa Vĩnh Thái thảo luận về một viên quan được Võ Tắc Thiên trọng dụng là Trương Dịch. Điều này đến tai Võ Tắc Thiên khiến bà hoàng này tức giận. Theo đó, Võ Tắc Thiên ra lệnh xử tử vợ chồng công chúa Vĩnh Thái. Vào thời điểm qua đời, công chúa mới 17 tuổi.