Vào năm 1960, các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ ở tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Thông qua các kiểm tra, họ xác định đó là nơi an nghỉ của công chúa thời nhà Đường là Vĩnh Thái.Công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ sinh năm 685. Bà là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu cũng như là cháu gái Võ Tắc Thiên.Theo sử sách, công chúa Vĩnh Thái là một mỹ nhân tuyệt sắc và được vua cha yêu thương, chiều chuộng. Khi đến tuổi kết hôn, bà được sắp xếp hôn sự với Ngụy công Võ Diên Cơ.Thế nhưng, phò mã Ngụy công Võ Diên Cơ đàm tiếu anh em Trương Dịch Chi - sủng nam của Võ Tắc Thiên. Chuyện này đến tai Võ Tắc Thiên khiến bà nổi trận lôi đình.Do chồng của cháu gái cả gan bàn luận chuyện nuôi nam sủng của mình nên Võ Tắc Thiên ban tội chết cho Ngụy công Võ Diên Cơ. Công chúa Vĩnh Thái cũng vì vậy mà bị liên lụy và chết khi 17 tuổi.Vào năm 705, Đường Trung Tông Lý Hiển giành lại được quyền lực sau khi thực hiện cuộc đảo chính Thần Long.Sau đó, ông hoàng này khôi phục lại tước vị cho con gái và chôn cất công chúa Vĩnh Thái trong lăng mộ bề thế với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc châu báu, đồ trang sức...Khi kiểm tra lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi tìm thấy một hộp sọ nam giới. Các kết quả kiểm tra cho thấy người đàn ông này không sống cùng thời với cháu gái Võ Tắc Thiên.Theo các chuyên gia, người đàn ông này qua đời khoảng 1.000 năm trước. Bên cạnh hộp sọ có một chiếc rìu. Ngôi mộ cũng có các dấu vết cho thấy từng có kẻ đột nhập.Căn cứ vào những thông tin này, các chuyên gia nhân định hộp sọ nam giới đó thuộc về một kẻ trộm mộ. Người này có thể xảy ra tranh chấp với đồng bọn về phân chia của cải nên bị sát hại hoặc bị bỏ lại trong lăng mộ đến chết.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Vào năm 1960, các chuyên gia khảo cổ phát hiện lăng mộ ở tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Thông qua các kiểm tra, họ xác định đó là nơi an nghỉ của công chúa thời nhà Đường là Vĩnh Thái.
Công chúa Vĩnh Thái Lý Tiên Huệ sinh năm 685. Bà là con gái thứ 7 của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi hoàng hậu cũng như là cháu gái Võ Tắc Thiên.
Theo sử sách, công chúa Vĩnh Thái là một mỹ nhân tuyệt sắc và được vua cha yêu thương, chiều chuộng. Khi đến tuổi kết hôn, bà được sắp xếp hôn sự với Ngụy công Võ Diên Cơ.
Thế nhưng, phò mã Ngụy công Võ Diên Cơ đàm tiếu anh em Trương Dịch Chi - sủng nam của Võ Tắc Thiên. Chuyện này đến tai Võ Tắc Thiên khiến bà nổi trận lôi đình.
Do chồng của cháu gái cả gan bàn luận chuyện nuôi nam sủng của mình nên Võ Tắc Thiên ban tội chết cho Ngụy công Võ Diên Cơ. Công chúa Vĩnh Thái cũng vì vậy mà bị liên lụy và chết khi 17 tuổi.
Vào năm 705, Đường Trung Tông Lý Hiển giành lại được quyền lực sau khi thực hiện cuộc đảo chính Thần Long.
Sau đó, ông hoàng này khôi phục lại tước vị cho con gái và chôn cất công chúa Vĩnh Thái trong lăng mộ bề thế với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc châu báu, đồ trang sức...
Khi kiểm tra lăng mộ của công chúa Vĩnh Thái, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi tìm thấy một hộp sọ nam giới. Các kết quả kiểm tra cho thấy người đàn ông này không sống cùng thời với cháu gái Võ Tắc Thiên.
Theo các chuyên gia, người đàn ông này qua đời khoảng 1.000 năm trước. Bên cạnh hộp sọ có một chiếc rìu. Ngôi mộ cũng có các dấu vết cho thấy từng có kẻ đột nhập.
Căn cứ vào những thông tin này, các chuyên gia nhân định hộp sọ nam giới đó thuộc về một kẻ trộm mộ. Người này có thể xảy ra tranh chấp với đồng bọn về phân chia của cải nên bị sát hại hoặc bị bỏ lại trong lăng mộ đến chết.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.