Tần Thủy Hoàng được nhiều người nhớ đến với công lao thống nhất giang sơn từ 6 nước chư hầu trong thời Chiến Quốc. Bên cạnh đó, ông còn nổi tiếng là hoàng đế theo đuổi giấc mộng trường sinh bất lão.Do vậy, Tần Thủy Hoàng chi rất nhiều tiền cho những đoàn người đi tìm thuốc trường sinh. Ông cũng cho mởi nhiều đạo sĩ, thầy thuốc giỏi, tiếng tăm lừng lẫy từ khắp nơi vào cung để bào chế đan dược giúp ông sống thọ.Ngoài đan dược, ông hoàng nhà Tần này còn độc chiếm màu đỏ chu sa vì muốn trường thọ. Cụ thể, dưới thời phong kiến, dân gian quan niệm nếu viết tên bản thân bằng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa sẽ giúp bản thân sống rất thọ.Biết được điều này, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh chỉ một mình ông được sử dụng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa. Ông hoàng nhà Tần độc chiếm màu sắc này để không ai có thể sống thọ hơn mình.Theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, bất cứ người nào, ngay cả hoàng thân quốc thích, quan đại thần nếu bị phát hiện sử dụng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa để viết tên mình đều đối mặt với án tử.Thêm nữa, một số sử liệu ghi chép rằng, Tần Hoàng đế đã uống rượu và mật ong chứa đầy chu sa vì tin rằng hỗn hợp này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ.Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia phát hiện dòng sông thủy ngân cực nguy hiểm. Họ ước tính địa cung - nơi đặt hài cốt của vị hoàng đế nổi tiếng có thể chứa khoảng 100 tấn thủy ngân.Người xưa tinh luyện thủy ngân chủ yếu từ những khoáng vật cinnabar (HgS) (còn được gọi là chu sa).Theo các nhà nghiên cứu, góa phụ Ba Thanh - người phụ nữ giàu có chính là người cung cấp lượng lớn chu sa cho Tần Thủy Hoàng để bào chế đan dược trường sinh cũng như dùng làm dòng sông thủy ngân trong lăng mộ.Ba Thanh thừa hưởng sản nghiệp lớn từ nhà chồng là mỏ chu sa khổng lồ ở Ba Thục. Để bảo vệ gia tộc và sản nghiệp của gia đình, Ba Thanh thể hiện lòng trung thành với Tần Thủy Hoàng bằng cách khai thác chu sa rồi dâng lên hoàng đế cũng như quyên góp rất nhiều tiền bạc cho triều đình, quân đội, các công trình lớn...Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tần Thủy Hoàng được nhiều người nhớ đến với công lao thống nhất giang sơn từ 6 nước chư hầu trong thời Chiến Quốc. Bên cạnh đó, ông còn nổi tiếng là hoàng đế theo đuổi giấc mộng trường sinh bất lão.
Do vậy, Tần Thủy Hoàng chi rất nhiều tiền cho những đoàn người đi tìm thuốc trường sinh. Ông cũng cho mởi nhiều đạo sĩ, thầy thuốc giỏi, tiếng tăm lừng lẫy từ khắp nơi vào cung để bào chế đan dược giúp ông sống thọ.
Ngoài đan dược, ông hoàng nhà Tần này còn độc chiếm màu đỏ chu sa vì muốn trường thọ. Cụ thể, dưới thời phong kiến, dân gian quan niệm nếu viết tên bản thân bằng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa sẽ giúp bản thân sống rất thọ.
Biết được điều này, Tần Thủy Hoàng hạ lệnh chỉ một mình ông được sử dụng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa. Ông hoàng nhà Tần độc chiếm màu sắc này để không ai có thể sống thọ hơn mình.
Theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, bất cứ người nào, ngay cả hoàng thân quốc thích, quan đại thần nếu bị phát hiện sử dụng thuốc nhuộm màu đỏ chu sa để viết tên mình đều đối mặt với án tử.
Thêm nữa, một số sử liệu ghi chép rằng, Tần Hoàng đế đã uống rượu và mật ong chứa đầy chu sa vì tin rằng hỗn hợp này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ.
Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia phát hiện dòng sông thủy ngân cực nguy hiểm. Họ ước tính địa cung - nơi đặt hài cốt của vị hoàng đế nổi tiếng có thể chứa khoảng 100 tấn thủy ngân.
Người xưa tinh luyện thủy ngân chủ yếu từ những khoáng vật cinnabar (HgS) (còn được gọi là chu sa).
Theo các nhà nghiên cứu, góa phụ Ba Thanh - người phụ nữ giàu có chính là người cung cấp lượng lớn chu sa cho Tần Thủy Hoàng để bào chế đan dược trường sinh cũng như dùng làm dòng sông thủy ngân trong lăng mộ.
Ba Thanh thừa hưởng sản nghiệp lớn từ nhà chồng là mỏ chu sa khổng lồ ở Ba Thục. Để bảo vệ gia tộc và sản nghiệp của gia đình, Ba Thanh thể hiện lòng trung thành với Tần Thủy Hoàng bằng cách khai thác chu sa rồi dâng lên hoàng đế cũng như quyên góp rất nhiều tiền bạc cho triều đình, quân đội, các công trình lớn...
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.