Nằm trên một quả đồi tháp Po Rome ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Rome được xây dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ vua Po Rome - vị vua cuối cùng của vương quốc Chăm Pa.Theo sử liệu của người Chăm, vua Po Rome thuộc tộc người Chu Ru, thuở nhỏ tên là Jakathaot. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả ở Panduranga (Phan Rang – Tháp Chàm ngày nay). Vì mẹ của ông chưa có chồng mà có con, nên 2 mẹ con Po Rome bị đuổi khỏi nhà, phải lang thang để kiếm sống.Lớn lên, Po Rome trở thành một chàng trai tuấn tú, tài trí phi phàm. Do số phận đưa đẩy, chàng làm mục đồng cho vua Po Mưh Taha. Ngày nọ, trong một chuyến săn nai, chàng đi sâu vào rừng đến khi mệt lả rồi nằm nghỉ dưới gốc cây cổ thụ.Đang thiu thiu ngủ, chàng mở mắt ra và nhìn thấy hai hòn lửa đỏ rực sau tán lá. Nhận ra đó là một con rồng khổng lồ đang nhìn mình, chàng hoảng hốt bỏ chạy và lạc đường, đến tối mới tìm được lối về. Sáng hôm sau, thần sắc Po Rome đã thay đổi: Chàng trở nên vạm vỡ, oai vệ lạ thường.Thời điểm ấy, vua Po Mưh Taha đã già nhưng chưa tìm được người nối ngôi, vì ông chỉ có một người con gái. Một hôm, nghe thấy tiếng Po Rome đuổi chó sau nhà, vị chiêm tinh của vua bảo đấy chính là giọng vua tương lai của Chăm Pa.Sau khi khi xem tướng mạo Po Rome, vị chiêm tinh tiến cử chàng lên nhà vua và được chấp thuận. Công chúa Bia Than Cih được gả cho Po Rome. Vài tháng sau, Po Rome lên ngôi vua trị vì đất nước.Po Rome là một vị vua giỏi nhưng cũng là một người đàn ông rất đam mê nữ sắc. Sau một thời gian mà công chúa Bia Than Cih không có con, vua Po Rome buồn rầu và cất công đi tìm thuốc chữa cho hoàng hậu có người nối dõi.Trên đường đi tìm thuốc, vua đến xứ sở của người Ê Đê. Tại đây, ông tình cờ gặp và say đắm nàng công chúa Ê Đê xinh đẹp tên H Drah Jan Kpă, con gái cưng của một vị tù trưởng Ê Đê. Trong tiếng Ê Đê, H Drah Jan Kpă có nghĩa là công chúa Hạt Mưa.Vua Po Rome đã thuyết phục tù trưởng Ê Đê cho đưa công chúa Hạt Mưa về kinh thành. Tại dây, nàng đã lấy lòng được các thần dân và sinh cho vua những đứa con nối dõi, đúng như cái tên công chúa Hạt Mưa – biểu tượng của sự đâm chồi, nảy lộc.Nhưng thói mê nữ sắc của Po Rome đã gây hại cho vương triều của ông. Sau này vua Po Rome cưới thêm một người vợ, là công chúa Ngọc Khoa - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Do say mê nhan sắc của bà mà vua bỏ quên chuyện chính sự.Khi vua Po Rome qua đời, ông được phong thần và xây tháp thờ. Khi đó vương quốc của Po Rome đứng bên bờ vực sụp đổ, và ông là vị vua Chăm cuối cùng. Theo tục lệ, những người vợ của vua phải lên giàn hỏa thiêu cùng chồng, nhưng chỉ có công chúa Hạt Mưa thực hiện điều này.Để tưởng nhớ công chúa Hạt Mưa, dân chúng đã lập một ngôi tháp phụ bên cạnh tháp Po Rome để thờ bà. Sau này khi ngôi tháp sụp đổ, tượng bà được đưa vào tháp chính, bên cạnh tượng vua Po Rome...
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.
Nằm trên một quả đồi tháp Po Rome ở xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Rome được xây dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ vua Po Rome - vị vua cuối cùng của vương quốc Chăm Pa.
Theo sử liệu của người Chăm, vua Po Rome thuộc tộc người Chu Ru, thuở nhỏ tên là Jakathaot. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả ở Panduranga (Phan Rang – Tháp Chàm ngày nay). Vì mẹ của ông chưa có chồng mà có con, nên 2 mẹ con Po Rome bị đuổi khỏi nhà, phải lang thang để kiếm sống.
Lớn lên, Po Rome trở thành một chàng trai tuấn tú, tài trí phi phàm. Do số phận đưa đẩy, chàng làm mục đồng cho vua Po Mưh Taha. Ngày nọ, trong một chuyến săn nai, chàng đi sâu vào rừng đến khi mệt lả rồi nằm nghỉ dưới gốc cây cổ thụ.
Đang thiu thiu ngủ, chàng mở mắt ra và nhìn thấy hai hòn lửa đỏ rực sau tán lá. Nhận ra đó là một con rồng khổng lồ đang nhìn mình, chàng hoảng hốt bỏ chạy và lạc đường, đến tối mới tìm được lối về. Sáng hôm sau, thần sắc Po Rome đã thay đổi: Chàng trở nên vạm vỡ, oai vệ lạ thường.
Thời điểm ấy, vua Po Mưh Taha đã già nhưng chưa tìm được người nối ngôi, vì ông chỉ có một người con gái. Một hôm, nghe thấy tiếng Po Rome đuổi chó sau nhà, vị chiêm tinh của vua bảo đấy chính là giọng vua tương lai của Chăm Pa.
Sau khi khi xem tướng mạo Po Rome, vị chiêm tinh tiến cử chàng lên nhà vua và được chấp thuận. Công chúa Bia Than Cih được gả cho Po Rome. Vài tháng sau, Po Rome lên ngôi vua trị vì đất nước.
Po Rome là một vị vua giỏi nhưng cũng là một người đàn ông rất đam mê nữ sắc. Sau một thời gian mà công chúa Bia Than Cih không có con, vua Po Rome buồn rầu và cất công đi tìm thuốc chữa cho hoàng hậu có người nối dõi.
Trên đường đi tìm thuốc, vua đến xứ sở của người Ê Đê. Tại đây, ông tình cờ gặp và say đắm nàng công chúa Ê Đê xinh đẹp tên H Drah Jan Kpă, con gái cưng của một vị tù trưởng Ê Đê. Trong tiếng Ê Đê, H Drah Jan Kpă có nghĩa là công chúa Hạt Mưa.
Vua Po Rome đã thuyết phục tù trưởng Ê Đê cho đưa công chúa Hạt Mưa về kinh thành. Tại dây, nàng đã lấy lòng được các thần dân và sinh cho vua những đứa con nối dõi, đúng như cái tên công chúa Hạt Mưa – biểu tượng của sự đâm chồi, nảy lộc.
Nhưng thói mê nữ sắc của Po Rome đã gây hại cho vương triều của ông. Sau này vua Po Rome cưới thêm một người vợ, là công chúa Ngọc Khoa - con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Do say mê nhan sắc của bà mà vua bỏ quên chuyện chính sự.
Khi vua Po Rome qua đời, ông được phong thần và xây tháp thờ. Khi đó vương quốc của Po Rome đứng bên bờ vực sụp đổ, và ông là vị vua Chăm cuối cùng. Theo tục lệ, những người vợ của vua phải lên giàn hỏa thiêu cùng chồng, nhưng chỉ có công chúa Hạt Mưa thực hiện điều này.
Để tưởng nhớ công chúa Hạt Mưa, dân chúng đã lập một ngôi tháp phụ bên cạnh tháp Po Rome để thờ bà. Sau này khi ngôi tháp sụp đổ, tượng bà được đưa vào tháp chính, bên cạnh tượng vua Po Rome...
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC14.