Ngày 18/6/1815, trận Waterloo diễn ra gần Waterloo, nay là miền Trung nước Bỉ. Đây là trận chiến giữa Pháp với quân đồng minh (gồm: Phổ, Hà Lan, Bỉ và Hannover). Trong trận chiến này, hoàng đế Napoleon có thất bại lịch sử khiến Waterloo trở thành trận chiến cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông.Lực lượng Pháp do hoàng đế Napoleon chỉ huy bị quân đồng minh đánh bại với tổn thất nặng nề. Ước tính, Pháp có hơn 33.000 người thương vong. Đặc biệt, Napoleon buộc phải thoái vị, đi lưu đày tại đảo Saint Helena xa xôi, hoang vắng tại nam Đại Tây Dương. Ông qua đời tại đây vào năm 1821, thọ 52 tuổi.Một số chuyên gia, nhà phân tích đã "mổ xẻ" thất bại của Napoleon. Họ đã đưa ra một số lý do khiến nhà cầm quân lỗi lạc một thời của Pháp đánh mất ngai vàng và có kết cục bi thương.Lý do đầu tiên được cho là Napoleon quá tham vọng. Ông hoàng nước này tin rằng bản thân là nhà cầm quân xuất chúng không kém Alexander Đại đế nên phát động nhiều cuộc chiến trên khắp lục địa châu Âu.Sau khi giành được nhiều chiến thắng, Napoleon không cho quân đội nghỉ ngơi, dưỡng sức và củng cố những gì đã đạt được. Do liên tiếp mở các cuộc chiến quy mô lớn nên sức chiến đấu của quân Pháp suy giảm dẫn tới bị đối phương đánh bại.Nguyên nhân tiếp theo là hoàng đế Napoleon dần đánh mất khả năng trí tuệ và sự linh hoạt chiến thuật cao độ. Vào thời kỳ huy hoàng, Napoleon đã dùng các mưu kế, có chiến thuật tài tình giúp lực lượng Pháp giành được thế áp đảo trên chiến trường.Điển hình là trong chiến dịch ở Italy, ông đã dẫn quân Pháp đánh bại lực lượng của Áo nhờ sử dụng chiến thuật vu hồi (thao tác đánh vòng) để đánh vào các vị trí phòng thủ của đối phương.Thế nhưng, trong những trận đánh cuối đời, Napoleon muốn nhanh chóng giành chiến thắng nên triển khai hàng ngàn binh sĩ tấn công chính diện quân địch. Đây không phải là chiến thuật sáng suốt khi Pháp hứng chịu thương vong lớn, khó giành được thắng lợi trên chiến trường nếu quân địch có lực lượng khủng hơn.Sự thất bại của Napoleon còn được cho là do ông tiến hành quá nhiều cuộc chiến khiến các cường quốc ở châu Âu liên minh với nhau để "đối phó" Pháp.Các nước gồm: Nga, Áo, Phổ và Anh đã thành lập liên minh quân sự rồi cùng phối hợp tác chiến, từng bước đẩy lui các cuộc tấn công của Napoleon trước khi khiến ông hoàng này thất bại hoàn toàn, không thể "lật ngược tình thế".Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Ngày 18/6/1815, trận Waterloo diễn ra gần Waterloo, nay là miền Trung nước Bỉ. Đây là trận chiến giữa Pháp với quân đồng minh (gồm: Phổ, Hà Lan, Bỉ và Hannover). Trong trận chiến này, hoàng đế Napoleon có thất bại lịch sử khiến Waterloo trở thành trận chiến cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Lực lượng Pháp do hoàng đế Napoleon chỉ huy bị quân đồng minh đánh bại với tổn thất nặng nề. Ước tính, Pháp có hơn 33.000 người thương vong. Đặc biệt, Napoleon buộc phải thoái vị, đi lưu đày tại đảo Saint Helena xa xôi, hoang vắng tại nam Đại Tây Dương. Ông qua đời tại đây vào năm 1821, thọ 52 tuổi.
Một số chuyên gia, nhà phân tích đã "mổ xẻ" thất bại của Napoleon. Họ đã đưa ra một số lý do khiến nhà cầm quân lỗi lạc một thời của Pháp đánh mất ngai vàng và có kết cục bi thương.
Lý do đầu tiên được cho là Napoleon quá tham vọng. Ông hoàng nước này tin rằng bản thân là nhà cầm quân xuất chúng không kém Alexander Đại đế nên phát động nhiều cuộc chiến trên khắp lục địa châu Âu.
Sau khi giành được nhiều chiến thắng, Napoleon không cho quân đội nghỉ ngơi, dưỡng sức và củng cố những gì đã đạt được. Do liên tiếp mở các cuộc chiến quy mô lớn nên sức chiến đấu của quân Pháp suy giảm dẫn tới bị đối phương đánh bại.
Nguyên nhân tiếp theo là hoàng đế Napoleon dần đánh mất khả năng trí tuệ và sự linh hoạt chiến thuật cao độ. Vào thời kỳ huy hoàng, Napoleon đã dùng các mưu kế, có chiến thuật tài tình giúp lực lượng Pháp giành được thế áp đảo trên chiến trường.
Điển hình là trong chiến dịch ở Italy, ông đã dẫn quân Pháp đánh bại lực lượng của Áo nhờ sử dụng chiến thuật vu hồi (thao tác đánh vòng) để đánh vào các vị trí phòng thủ của đối phương.
Thế nhưng, trong những trận đánh cuối đời, Napoleon muốn nhanh chóng giành chiến thắng nên triển khai hàng ngàn binh sĩ tấn công chính diện quân địch. Đây không phải là chiến thuật sáng suốt khi Pháp hứng chịu thương vong lớn, khó giành được thắng lợi trên chiến trường nếu quân địch có lực lượng khủng hơn.
Sự thất bại của Napoleon còn được cho là do ông tiến hành quá nhiều cuộc chiến khiến các cường quốc ở châu Âu liên minh với nhau để "đối phó" Pháp.
Các nước gồm: Nga, Áo, Phổ và Anh đã thành lập liên minh quân sự rồi cùng phối hợp tác chiến, từng bước đẩy lui các cuộc tấn công của Napoleon trước khi khiến ông hoàng này thất bại hoàn toàn, không thể "lật ngược tình thế".
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.