Là một trong “Tứ đại danh tác” nổi tiếng Trung Quốc, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của nhà văn La Quán Trung là tác phẩm yêu thích của nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người ấn tượng trước mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng.Trong đó, Lưu Bị được La Quán Trung mô tả là người thông minh, giỏi nhìn người và có tầm nhìn xa trông rộng. Theo đó, ông 3 lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi cùng làm đại sự. Sở dĩ Lưu Bị tốn nhiều thời gian và công sức chiêu mộ Khổng Minh là vì mến mộ tài năng và nhân phẩm của ông.Gia Cát Lượng nổi tiếng là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Sau khi xuống núi, ông đã dốc sức phò tá Lưu Bị giúp lập nên nhà Thục. Theo đó, Khổng Minh trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục.Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Bị vẫn rất tin tưởng, trọng dụng Gia Cát Lượng. Đặc biệt, hoàng đế nhà Thục phong cho Khổng Minh giữ chức Thừa tướng - chức vụ chỉ xếp dưới bậc thiên tử. Nhiều người đánh giá mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng vô cùng khăng khít, có chung chí hướng, xem nhau là tri kỷ nên có thể cùng nhau lập nên nhà Thục vững mạnh.Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng không tốt đẹp như những gì La Quán Trung mô tả trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Họ đưa ra một số dẫn chứng. Trong đó, ở 2 chiến dịch quan trọng là Tây Xuyên và Hán Trung, Lưu Bị đều không dẫn theo Gia Cát Lượng.Điều này làm nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng Bị đánh giá cao khả năng cầm quân của Bàng Thống, Pháp Chính hơn Khổng Minh. Lưu Bị đánh giá Gia Cát Lượng làm công tác hậu cần tốt hơn việc dẫn binh đánh trận nên giao cho ông toàn quyền quản lý Thành Đô.Thêm nữa, Lưu Bị không hoàn toàn tin tưởng Khổng Minh là vì anh trai ông là Gia Cát Cẩn - người giữ trọng trách ở nước Ngô. Là bậc quân vương, Lưu Bị nghi ngờ Khổng Minh có thể vì tình riêng mà ảnh hưởng đến tình hình nước Thục, thậm chí có mưu đồ soán ngôi.Trước khi qua đời, Lưu Bị đã gọi Khổng Minh tới để dặn dò chuyện hậu sự. Theo đó, hoàng đế nhà Thục phó thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng. "Nếu như Lưu Thiện xứng đáng để phò tá thì hãy phò tá, không xứng đáng thì hãy thay thế nó", Lưu Bị nói. Nghe xong, Gia Cát Lượng liền trả lời sẽ cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.Nhiều người đánh giá đây là một nước cờ cao tay của Lưu Bị để thử lòng Gia Cát Lượng. Nếu lúc đó Gia Cát Lượng do dự hoặc phản ứng chậm thì sẽ có thể bị Lưu Bị biết được có ý đồ với ngai vàng của nhà Thục từ đó có kế hoạch "loại trừ".Mặt khác, Lưu Bị bí mật gọi Triệu Vân tới căn dặn là nếu ai đó không thần phục Lưu Thiện, ông có thể thẳng tay giết mà không bị xử tội. Câu nói này hàm ý Triệu Vân được Lưu Bị trao cho quyền lực lớn có thể kìm hãm Gia Cát Lượng, bảo vệ ngai vàng cho con cháu họ Lưu.Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.
Là một trong “Tứ đại danh tác” nổi tiếng Trung Quốc, "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của nhà văn La Quán Trung là tác phẩm yêu thích của nhiều thế hệ. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người ấn tượng trước mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng.
Trong đó, Lưu Bị được La Quán Trung mô tả là người thông minh, giỏi nhìn người và có tầm nhìn xa trông rộng. Theo đó, ông 3 lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi cùng làm đại sự. Sở dĩ Lưu Bị tốn nhiều thời gian và công sức chiêu mộ Khổng Minh là vì mến mộ tài năng và nhân phẩm của ông.
Gia Cát Lượng nổi tiếng là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Sau khi xuống núi, ông đã dốc sức phò tá Lưu Bị giúp lập nên nhà Thục. Theo đó, Khổng Minh trở thành một trong những công thần khai quốc của nhà Thục.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lưu Bị vẫn rất tin tưởng, trọng dụng Gia Cát Lượng. Đặc biệt, hoàng đế nhà Thục phong cho Khổng Minh giữ chức Thừa tướng - chức vụ chỉ xếp dưới bậc thiên tử. Nhiều người đánh giá mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng vô cùng khăng khít, có chung chí hướng, xem nhau là tri kỷ nên có thể cùng nhau lập nên nhà Thục vững mạnh.
Thế nhưng, một số nhà nghiên cứu cho rằng mối quan hệ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng không tốt đẹp như những gì La Quán Trung mô tả trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Họ đưa ra một số dẫn chứng. Trong đó, ở 2 chiến dịch quan trọng là Tây Xuyên và Hán Trung, Lưu Bị đều không dẫn theo Gia Cát Lượng.
Điều này làm nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng Bị đánh giá cao khả năng cầm quân của Bàng Thống, Pháp Chính hơn Khổng Minh. Lưu Bị đánh giá Gia Cát Lượng làm công tác hậu cần tốt hơn việc dẫn binh đánh trận nên giao cho ông toàn quyền quản lý Thành Đô.
Thêm nữa, Lưu Bị không hoàn toàn tin tưởng Khổng Minh là vì anh trai ông là Gia Cát Cẩn - người giữ trọng trách ở nước Ngô. Là bậc quân vương, Lưu Bị nghi ngờ Khổng Minh có thể vì tình riêng mà ảnh hưởng đến tình hình nước Thục, thậm chí có mưu đồ soán ngôi.
Trước khi qua đời, Lưu Bị đã gọi Khổng Minh tới để dặn dò chuyện hậu sự. Theo đó, hoàng đế nhà Thục phó thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng. "Nếu như Lưu Thiện xứng đáng để phò tá thì hãy phò tá, không xứng đáng thì hãy thay thế nó", Lưu Bị nói. Nghe xong, Gia Cát Lượng liền trả lời sẽ cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.
Nhiều người đánh giá đây là một nước cờ cao tay của Lưu Bị để thử lòng Gia Cát Lượng. Nếu lúc đó Gia Cát Lượng do dự hoặc phản ứng chậm thì sẽ có thể bị Lưu Bị biết được có ý đồ với ngai vàng của nhà Thục từ đó có kế hoạch "loại trừ".
Mặt khác, Lưu Bị bí mật gọi Triệu Vân tới căn dặn là nếu ai đó không thần phục Lưu Thiện, ông có thể thẳng tay giết mà không bị xử tội. Câu nói này hàm ý Triệu Vân được Lưu Bị trao cho quyền lực lớn có thể kìm hãm Gia Cát Lượng, bảo vệ ngai vàng cho con cháu họ Lưu.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.