Hán Cao Tổ Lưu Bang (256 trước Công nguyên - 195 trước Công nguyên) là hoàng đế khai quốc của nhà Hán. Từ một người có xuất thân thấp trong xã hội, ông đã dùng trí thông minh, mưu trí, biết cách nhìn người, trọng dụng nhân tài nên từng bước gây dựng sự nghiệp.Hoàng đế Lưu Bang đã liên kết với một vài thế lực để lật đổ nhà Tần. Sau đó, ông đánh bại Tây Sở Bá vương Hạng Vũ vào năm 202 trước Công nguyên rồi lập nhà Hán. Vào thời điểm xưng đế, Lưu Bang 52 tuổi.Trước lúc băng hà năm 195 trước Công nguyên, hoàng đế Lưu Bang để lại lời trăn trối gồm 3 câu. Nhờ 3 câu di ngôn này, nhà Hán tồn tại thêm 400 năm.Câu di ngôn đầu tiên của Lưu Bang là, nếu Thừa tướng Tiêu Hà qua đời thì bổ nhiệm Tào Tham lên thay vị trí. Tào Tham là một trong những công thần khai quốc của nhà Hán, đi theo Lưu Bang từ thuở mới lập nghiệp. Là người thông minh, có tài cầm quân đánh trận và lập được nhiều công lao, Tào Tham rất được Lưu Bang tin tưởng.Vì vậy, Lưu Bang cho rằng lựa chọn tốt nhất cho vị trí thừa tướng sau khi Tiêu Hà qua đời là Tào Tham. Con cháu của Lưu Bang làm theo lời căn dặn này.Quả thật, trên cương vị thừa tướng, Tào Tham đã giúp nhà Hán ngày càng ổn định, phát triển hưng thịnh trong nhiều năm tiếp theo.Câu di ngôn thứ hai của Lưu Bang là, sau khi Tào Tham qua đời, Vương Lăng và Trần Bình giữ chức Thừa tướng. Nhiều sử gia nhận định đây là "nước cờ" cao tay của Hán Cao Tổ. Lưu Bang sớm nhận ra 2 nhân vật này đều là những người có tài nhưng có những ưu - khuyết điểm riêng.Chỉ khi Vương Lăng và Trần Bình cùng đảm nhiệm chức vụ Thừa tướng thì họ mới có thể hỗ trợ nhau đồng thời áp chế quyền lực lẫn nhau, đảm bảo sự cân bằng quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Hán.Câu di ngôn cuối cùng của Lưu Bang là, người tận tâm tận lực bảo vệ cho giang sơn Đại Hán chỉ có Chu Bột (? – 169 TCN). Đi theo Lưu Bang từ thuở chống Tần, Chu Bột thật thà, hết mực trung thành với Lưu Bang và lập được nhiều công trạng. Sau khi Lưu Bang mất, Chu Bột được phong làm chức Thái úy.Không phụ sự ủy thác của Lưu Bang, Chu Bột đã từng bước diệt trừ thế lực của Lữ Hậu và gia tộc họ Lữ, phò tá Lưu Hằng lên ngôi vua. Con cháu của Lưu Bang làm theo 3 câu di ngôn trên nên cơ nghiệp nhà Hán kéo dài thêm hơn 400 năm. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Hán Cao Tổ Lưu Bang (256 trước Công nguyên - 195 trước Công nguyên) là hoàng đế khai quốc của nhà Hán. Từ một người có xuất thân thấp trong xã hội, ông đã dùng trí thông minh, mưu trí, biết cách nhìn người, trọng dụng nhân tài nên từng bước gây dựng sự nghiệp.
Hoàng đế Lưu Bang đã liên kết với một vài thế lực để lật đổ nhà Tần. Sau đó, ông đánh bại Tây Sở Bá vương Hạng Vũ vào năm 202 trước Công nguyên rồi lập nhà Hán. Vào thời điểm xưng đế, Lưu Bang 52 tuổi.
Trước lúc băng hà năm 195 trước Công nguyên, hoàng đế Lưu Bang để lại lời trăn trối gồm 3 câu. Nhờ 3 câu di ngôn này, nhà Hán tồn tại thêm 400 năm.
Câu di ngôn đầu tiên của Lưu Bang là, nếu Thừa tướng Tiêu Hà qua đời thì bổ nhiệm Tào Tham lên thay vị trí. Tào Tham là một trong những công thần khai quốc của nhà Hán, đi theo Lưu Bang từ thuở mới lập nghiệp. Là người thông minh, có tài cầm quân đánh trận và lập được nhiều công lao, Tào Tham rất được Lưu Bang tin tưởng.
Vì vậy, Lưu Bang cho rằng lựa chọn tốt nhất cho vị trí thừa tướng sau khi Tiêu Hà qua đời là Tào Tham. Con cháu của Lưu Bang làm theo lời căn dặn này.
Quả thật, trên cương vị thừa tướng, Tào Tham đã giúp nhà Hán ngày càng ổn định, phát triển hưng thịnh trong nhiều năm tiếp theo.
Câu di ngôn thứ hai của Lưu Bang là, sau khi Tào Tham qua đời, Vương Lăng và Trần Bình giữ chức Thừa tướng. Nhiều sử gia nhận định đây là "nước cờ" cao tay của Hán Cao Tổ. Lưu Bang sớm nhận ra 2 nhân vật này đều là những người có tài nhưng có những ưu - khuyết điểm riêng.
Chỉ khi Vương Lăng và Trần Bình cùng đảm nhiệm chức vụ Thừa tướng thì họ mới có thể hỗ trợ nhau đồng thời áp chế quyền lực lẫn nhau, đảm bảo sự cân bằng quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Hán.
Câu di ngôn cuối cùng của Lưu Bang là, người tận tâm tận lực bảo vệ cho giang sơn Đại Hán chỉ có Chu Bột (? – 169 TCN). Đi theo Lưu Bang từ thuở chống Tần, Chu Bột thật thà, hết mực trung thành với Lưu Bang và lập được nhiều công trạng. Sau khi Lưu Bang mất, Chu Bột được phong làm chức Thái úy.
Không phụ sự ủy thác của Lưu Bang, Chu Bột đã từng bước diệt trừ thế lực của Lữ Hậu và gia tộc họ Lữ, phò tá Lưu Hằng lên ngôi vua. Con cháu của Lưu Bang làm theo 3 câu di ngôn trên nên cơ nghiệp nhà Hán kéo dài thêm hơn 400 năm. (Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.