1. Nằm trên đường Tháp Mười thuộc quận 6, TP HCM, chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa. Chợ được ông Quách Đàm (1863–1927) thương nhân nổi tiếng người Hoa cho xây dựng từ năm 1928-1930.Theo các tư liệu lịch sử, ông Quách Đàm là người Hoa gốc Triều Châu, Trung Quốc. Ông sang Việt Nam với hai bàn tay trắng, từng có giai đoạn sống vô gia cư. Ông khởi nghiệp từ nghề mua bán ve chai, sau đó kèm thêm việc mua bán da trâu, vi cá và bong bóng cá.Làm việc rất cần cù, khi đã có một số vốn, Quách Đàm bước vào nghề mua bán lúa gạo và trở nên giàu có. Ông đã tạo nên Thông Hiệp, một cơ sở kinh doanh danh tiếng ở khu vực Chợ Lớn ngày ấy. Từ giai đoạn này, việc làm ăn của Quách Đàm ngày một phát đạt, thịnh vượng...Để tưởng nhớ Quách Đàm, một đài thờ ông đã được xây ở chính giữa sân trời của chợ Bình Tây là đài thờ ông Quách Đàm. Không chỉ là người sáng lập chợ, ông còn được coi là vị thần tài của khu chợ lịch sử này.2. Tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM, nhà thờ Huyện Sỹ là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Công trình do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20.Lúc sinh thời, Huyện Sỹ (1841-1900) là một trong những người giàu nhất Sài Gòn. Ông là người đứng đầu trong “Tứ đại phú hộ” – bốn người giàu nhất Sài Gòn cũng như nhất Nam Kỳ lục tỉnh xưa. Ông cũng được biết đến với tư cách ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương.Thuở thiếu thời, gia đình Huyện Sỹ có hoàn cảnh khó khăn và ông từng phải làm nghề lái đò. Về sau, ông được một linh mục Pháp nhận làm con đỡ đầu để nuôi cho ăn học. Ông làm việc trong bộ máy hành chính địa phương và trở nên giàu có nhờ ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà Huyện Sỹ. Khu mộ được xây bằng đá cẩm thạch, được chạm khắc hết sức tinh xảo.3. Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM hiện tại chính là cơ ngơi của một trong “Tứ đại phú hộ” đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), (1845 - 1901) mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.Khởi nghiệp từ nghề buôn bán ve chai rồi vươn lên trở thành một ông chủ địa ốc, chú Hỏa được coi là thương nhân giàu nhất, nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Sài Gòn và cả Đông Dương vào những thập niên đầu thế kỷ 20.Vào thời điểm cực thịnh, công ty Hui Bon Hoa của chú Hỏa sở hữu tới 20.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn – Chợ Lớn. Nhiều công trình vẫn được sử dụng đến nay như khách sạn Majestic, bệnh viện Từ Dũ, trung tâm cấp cứu Sài Gòn, chùa Kỳ Viên, khu biệt thự đường Lý Thái Tổ…Trên một trụ cổng sau của dinh thự chú Hỏa vẫn còn tấm bia đá khắc tên những người chủ ngôi nhà, đều là con cái của Hứa Bổn Hỏa. Trên thực tế, vị đại gia họ Hứa chưa bao giờ được tận hưởng sự sang trọng của tòa nhà bề thế này vì nó được xây sau khi ông đã qua đời.Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.
1. Nằm trên đường Tháp Mười thuộc quận 6, TP HCM, chợ Bình Tây là khu chợ nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa. Chợ được ông Quách Đàm (1863–1927) thương nhân nổi tiếng người Hoa cho xây dựng từ năm 1928-1930.
Theo các tư liệu lịch sử, ông Quách Đàm là người Hoa gốc Triều Châu, Trung Quốc. Ông sang Việt Nam với hai bàn tay trắng, từng có giai đoạn sống vô gia cư. Ông khởi nghiệp từ nghề mua bán ve chai, sau đó kèm thêm việc mua bán da trâu, vi cá và bong bóng cá.
Làm việc rất cần cù, khi đã có một số vốn, Quách Đàm bước vào nghề mua bán lúa gạo và trở nên giàu có. Ông đã tạo nên Thông Hiệp, một cơ sở kinh doanh danh tiếng ở khu vực Chợ Lớn ngày ấy. Từ giai đoạn này, việc làm ăn của Quách Đàm ngày một phát đạt, thịnh vượng...
Để tưởng nhớ Quách Đàm, một đài thờ ông đã được xây ở chính giữa sân trời của chợ Bình Tây là đài thờ ông Quách Đàm. Không chỉ là người sáng lập chợ, ông còn được coi là vị thần tài của khu chợ lịch sử này.
2. Tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP HCM, nhà thờ Huyện Sỹ là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Công trình do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20.
Lúc sinh thời, Huyện Sỹ (1841-1900) là một trong những người giàu nhất Sài Gòn. Ông là người đứng đầu trong “Tứ đại phú hộ” – bốn người giàu nhất Sài Gòn cũng như nhất Nam Kỳ lục tỉnh xưa. Ông cũng được biết đến với tư cách ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương.
Thuở thiếu thời, gia đình Huyện Sỹ có hoàn cảnh khó khăn và ông từng phải làm nghề lái đò. Về sau, ông được một linh mục Pháp nhận làm con đỡ đầu để nuôi cho ăn học. Ông làm việc trong bộ máy hành chính địa phương và trở nên giàu có nhờ ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà Huyện Sỹ. Khu mộ được xây bằng đá cẩm thạch, được chạm khắc hết sức tinh xảo.
3. Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính, quận 1, TP HCM, trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM hiện tại chính là cơ ngơi của một trong “Tứ đại phú hộ” đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa (Hui Bon Hoa), (1845 - 1901) mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.
Khởi nghiệp từ nghề buôn bán ve chai rồi vươn lên trở thành một ông chủ địa ốc, chú Hỏa được coi là thương nhân giàu nhất, nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Sài Gòn và cả Đông Dương vào những thập niên đầu thế kỷ 20.
Vào thời điểm cực thịnh, công ty Hui Bon Hoa của chú Hỏa sở hữu tới 20.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn – Chợ Lớn. Nhiều công trình vẫn được sử dụng đến nay như khách sạn Majestic, bệnh viện Từ Dũ, trung tâm cấp cứu Sài Gòn, chùa Kỳ Viên, khu biệt thự đường Lý Thái Tổ…
Trên một trụ cổng sau của dinh thự chú Hỏa vẫn còn tấm bia đá khắc tên những người chủ ngôi nhà, đều là con cái của Hứa Bổn Hỏa. Trên thực tế, vị đại gia họ Hứa chưa bao giờ được tận hưởng sự sang trọng của tòa nhà bề thế này vì nó được xây sau khi ông đã qua đời.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.