Nằm trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, đền Độc Cước là ngôi đền cổ nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh.Đúng như tên gọi, đền Độc Cước là ngôi đền thờ vị thần một chân (Độc Cước), một vị thánh được xem là “Chu Minh thánh vị” tài giỏi dũng cảm hơn người, gắn với những truyền thuyết ly kỳ được lưu truyền nhiều thế kỷ qua.Chuyện kể rằng, Sầm thôn xưa là một vùng biển bình yên thơ mộng. Người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới, cấy hái. Cuộc sống cứ êm ả trôi đi cho đến một ngày bỗng nhiên xuất hiện loài quỷ biển. Chúng ăn thịt dân chài, hãm hại phụ nữ, cướp bóc của cải. Loài quỷ tai quái này xuất quỷ nhập thần lúc trong bờ khi ngoài khơi khiến cho dân làng không kịp trở tay.Bấy giờ cậu bé Độc Cước với Tôn Uý là “Chu Văn Khoan” bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, sức khoẻ phi thường trở thành chàng khổng lồ. Cậu đã xông pha giết quỷ, đánh cho chúng nhiều phen tan tác.Nhưng khi cậu trong bờ chúng lại quấy nhiễu dân chài ngoài khơi và khi cậu ra khơi, chúng lại xuất hiện trong bờ. Một mình cậu không thể kiểm soát được tình hình. Cuối cùng để cứu dân làng, cậu bé đã tự xẻ đôi thân mình một nửa trấn giữ biển khơi, một nửa canh gác trên bờ.Từ đấy trời yên biển lặng, thuyền bè lại tấp nập ra khơi tôm cá đầy khoang, cuộc sống bình yên trở lại. Sau khi dẹp tan loài quỷ dữ, chàng khổng lồ đã bay về trời để lại Hòn Cổ Giải nơi chàng đứng một dấu chân “dài một thước rộng năm tấc in sâu vào phiến đá”. Dân làng sau đó lập miếu thờ Ngài.Đến thời Trần, vào một ngày đẹp trời vua Trần Thánh Tông cùng các tướng lĩnh trong một lần đi tuần du, khi đi qua vùng biển Sầm Sơn thì trời đã quá khuya.Nhà vua cho thuyền neo đậu, nghỉ lại tại đây. Đêm yên tĩnh, chỉ có ánh trăng vàng như dát bạc phủ khắp mặt biển. Nhà Vua nằm mộng thấy có một vị thần bán thân tay cầm cây búa uy nghi vững chãi.Vị thần nói với nhà Vua: “Ta là thần Độc Cước cai quản vùng biển này, nay biết Vua tôi trên đường đi giết giặc ta muốn giúp một tay”. Vua Trần giật mình tỉnh giấc, nhìn ra bốn bề chỉ thấy một ngôi miếu nhỏ nằm chênh vênh trên đầu ngọn núi.Nhà Vua thầm hứa: “Nếu mai này thắng giặc trở về ta nhất định sẽ xây dựng lại ngôi đền” và quả nhiên năm ấy Nhà Trần đã đánh cho quân Nguyên Mông một trận tan tác.Giữ lời hứa và cũng là lời cảm tạ, nhà vua ban sắc phong cho thần đồng thời cho xây dựng ngôi đền Độc Cước. Ngôi đền được trùng tu nhiều lần trong những giai đoạn lịch sử sau đó.Giai thoại kể rằng, trong một lần trùng tu đền vào thời Lê, ngoài biển khơi bỗng trôi vào một cây gỗ chò rất lớn. Người dân đã xẻ ra cây gỗ này ra dựng đền.Liên quan đến chuyện này, có một bài vè còn lưu lại tới bây giờ: Đời Hồng Đức bấy giờ mới thấy / Một cây chò rộng mấy người ôm / Bỗng đâu trôi đến đầu non / Nhân dân xẻ gỗ sớm hôm dựng đền.Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền Độc Cước vẫn nằm uy nghi trên đỉnh Cổ Giải. Sau nhiều lần trùng tu, đền vẫn giữ đuợc dáng vóc cổ kính được xây dựng theo lối chữ Đinh.Cùng với sự phát triển du lịch của địa phương, đền Độc Cước đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong nước và nước ngoài ở Sầm Sơn. (Bài có sử dụng tư liệu của Trung tâm Văn hóa - Du lịch thị xã Sầm Sơn).
Nằm trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, đền Độc Cước là ngôi đền cổ nổi tiếng bậc nhất của xứ Thanh.
Đúng như tên gọi, đền Độc Cước là ngôi đền thờ vị thần một chân (Độc Cước), một vị thánh được xem là “Chu Minh thánh vị” tài giỏi dũng cảm hơn người, gắn với những truyền thuyết ly kỳ được lưu truyền nhiều thế kỷ qua.
Chuyện kể rằng, Sầm thôn xưa là một vùng biển bình yên thơ mộng. Người dân nơi đây sống bằng nghề chài lưới, cấy hái. Cuộc sống cứ êm ả trôi đi cho đến một ngày bỗng nhiên xuất hiện loài quỷ biển. Chúng ăn thịt dân chài, hãm hại phụ nữ, cướp bóc của cải. Loài quỷ tai quái này xuất quỷ nhập thần lúc trong bờ khi ngoài khơi khiến cho dân làng không kịp trở tay.
Bấy giờ cậu bé Độc Cước với Tôn Uý là “Chu Văn Khoan” bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, sức khoẻ phi thường trở thành chàng khổng lồ. Cậu đã xông pha giết quỷ, đánh cho chúng nhiều phen tan tác.
Nhưng khi cậu trong bờ chúng lại quấy nhiễu dân chài ngoài khơi và khi cậu ra khơi, chúng lại xuất hiện trong bờ. Một mình cậu không thể kiểm soát được tình hình. Cuối cùng để cứu dân làng, cậu bé đã tự xẻ đôi thân mình một nửa trấn giữ biển khơi, một nửa canh gác trên bờ.
Từ đấy trời yên biển lặng, thuyền bè lại tấp nập ra khơi tôm cá đầy khoang, cuộc sống bình yên trở lại. Sau khi dẹp tan loài quỷ dữ, chàng khổng lồ đã bay về trời để lại Hòn Cổ Giải nơi chàng đứng một dấu chân “dài một thước rộng năm tấc in sâu vào phiến đá”. Dân làng sau đó lập miếu thờ Ngài.
Đến thời Trần, vào một ngày đẹp trời vua Trần Thánh Tông cùng các tướng lĩnh trong một lần đi tuần du, khi đi qua vùng biển Sầm Sơn thì trời đã quá khuya.
Nhà vua cho thuyền neo đậu, nghỉ lại tại đây. Đêm yên tĩnh, chỉ có ánh trăng vàng như dát bạc phủ khắp mặt biển. Nhà Vua nằm mộng thấy có một vị thần bán thân tay cầm cây búa uy nghi vững chãi.
Vị thần nói với nhà Vua: “Ta là thần Độc Cước cai quản vùng biển này, nay biết Vua tôi trên đường đi giết giặc ta muốn giúp một tay”. Vua Trần giật mình tỉnh giấc, nhìn ra bốn bề chỉ thấy một ngôi miếu nhỏ nằm chênh vênh trên đầu ngọn núi.
Nhà Vua thầm hứa: “Nếu mai này thắng giặc trở về ta nhất định sẽ xây dựng lại ngôi đền” và quả nhiên năm ấy Nhà Trần đã đánh cho quân Nguyên Mông một trận tan tác.
Giữ lời hứa và cũng là lời cảm tạ, nhà vua ban sắc phong cho thần đồng thời cho xây dựng ngôi đền Độc Cước. Ngôi đền được trùng tu nhiều lần trong những giai đoạn lịch sử sau đó.
Giai thoại kể rằng, trong một lần trùng tu đền vào thời Lê, ngoài biển khơi bỗng trôi vào một cây gỗ chò rất lớn. Người dân đã xẻ ra cây gỗ này ra dựng đền.
Liên quan đến chuyện này, có một bài vè còn lưu lại tới bây giờ: Đời Hồng Đức bấy giờ mới thấy / Một cây chò rộng mấy người ôm / Bỗng đâu trôi đến đầu non / Nhân dân xẻ gỗ sớm hôm dựng đền.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền Độc Cước vẫn nằm uy nghi trên đỉnh Cổ Giải. Sau nhiều lần trùng tu, đền vẫn giữ đuợc dáng vóc cổ kính được xây dựng theo lối chữ Đinh.
Cùng với sự phát triển du lịch của địa phương, đền Độc Cước đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong nước và nước ngoài ở Sầm Sơn. (Bài có sử dụng tư liệu của Trung tâm Văn hóa - Du lịch thị xã Sầm Sơn).