Bên đường Lý Tự Trọng, đối diện Bảo tàng TP.HCM có một cây đa cổ thụ hình dáng cổ quái với hàng nghìn sợi rễ từ các nhánh cây buông xuống phủ kín mặt đất. Cây cao khoảng 20m với đường kính rất lớn, phải hàng chục người mới có thể đứng thành vòng tròn quây kín thân cây.Theo ước tính, cây cổ thụ này đã hơn 300 năm tuổi, là một trong những cây cổ thụ nhiều tuổi nhất Sài Gòn. Nhiều người tin rằng, cây đã tồn tại từ khi thành phố Sài Gòn chưa hình thành. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, cây vẫn xanh tốt và là chỗ nghỉ chân hàng ngày cho nhiều người dân.Trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên TP.HCM có một cây cổ thụ đặc biệt, được xếp vào hàng độc nhất vô nhị của Việt Nam. Đó là một cây xà cừ có kích thước khổng lồ, cao hơn 50m, đường kính thân gần 4m.Cây có tuổi đời 150 năm, bằng đúng tuổi của Thảo Cầm Viên. Các chuyên gia khẳng định, đây là cây xà cừ lớn và lâu đời nhất Việt Nam được ghi nhận.Thảo Cầm Viên còn một cây cổ thụ khác nổi tiếng không kém. Đó là cây gùi hình dáng lạ mắt với hàng nghìn nhánh dài hàng chục mét đan bện vào nhau như một khối bùi nhùi khổng lồ. Tất cả các nhánh này đều thuộc về cùng một cây.Cây gùi cổ thụ này có tuổi chưa được xác định, nhưng ít nhất là trên 150 năm vì cây đã tồn tại từ trước khi Thảo Cầm Viên được quy hoạch. Có thể coi cây là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa ở Sài Gòn còn lại đến ngày nay.Khuôn viên Dinh Độc Lập là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái. Cây cổ thụ này có bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ.Mỗi nhánh rễ chính của cây có chiều dài lên đến hàng chục mét, chia ra thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới chằng chịt rất ấn tượng. Nhiều du khách khi ghé thăm Dinh Độc Lập không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh kỷ niệm với "quái cây" này.Bên cạnh cây điệp phèo heo "bạch tuộc", Dinh Độc Lập còn một cây điệp phèo heo khác không kém phần độc đáo. Cây có ngoại hình khá dị dạng với đường kính thân rất lớn nhưng phần trên trống hoác, trông như miệng một con quái vật khổng lồ đang há ra.Cái "miệng" này thông xuống một khoang rỗng nằm dọc thân cây. Phần khoang rỗng khá lớn, có thể chứa được nhiều người bên trong. Rất khó có thể lý giải điều gì đã gây nên hiện tượng này.Xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Bên đường Lý Tự Trọng, đối diện Bảo tàng TP.HCM có một cây đa cổ thụ hình dáng cổ quái với hàng nghìn sợi rễ từ các nhánh cây buông xuống phủ kín mặt đất. Cây cao khoảng 20m với đường kính rất lớn, phải hàng chục người mới có thể đứng thành vòng tròn quây kín thân cây.
Theo ước tính, cây cổ thụ này đã hơn 300 năm tuổi, là một trong những cây cổ thụ nhiều tuổi nhất Sài Gòn. Nhiều người tin rằng, cây đã tồn tại từ khi thành phố Sài Gòn chưa hình thành. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, cây vẫn xanh tốt và là chỗ nghỉ chân hàng ngày cho nhiều người dân.
Trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên TP.HCM có một cây cổ thụ đặc biệt, được xếp vào hàng độc nhất vô nhị của Việt Nam. Đó là một cây xà cừ có kích thước khổng lồ, cao hơn 50m, đường kính thân gần 4m.
Cây có tuổi đời 150 năm, bằng đúng tuổi của Thảo Cầm Viên. Các chuyên gia khẳng định, đây là cây xà cừ lớn và lâu đời nhất Việt Nam được ghi nhận.
Thảo Cầm Viên còn một cây cổ thụ khác nổi tiếng không kém. Đó là cây gùi hình dáng lạ mắt với hàng nghìn nhánh dài hàng chục mét đan bện vào nhau như một khối bùi nhùi khổng lồ. Tất cả các nhánh này đều thuộc về cùng một cây.
Cây gùi cổ thụ này có tuổi chưa được xác định, nhưng ít nhất là trên 150 năm vì cây đã tồn tại từ trước khi Thảo Cầm Viên được quy hoạch. Có thể coi cây là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa ở Sài Gòn còn lại đến ngày nay.
Khuôn viên Dinh Độc Lập là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái. Cây cổ thụ này có bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ.
Mỗi nhánh rễ chính của cây có chiều dài lên đến hàng chục mét, chia ra thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới chằng chịt rất ấn tượng. Nhiều du khách khi ghé thăm Dinh Độc Lập không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh kỷ niệm với "quái cây" này.
Bên cạnh cây điệp phèo heo "bạch tuộc", Dinh Độc Lập còn một cây điệp phèo heo khác không kém phần độc đáo. Cây có ngoại hình khá dị dạng với đường kính thân rất lớn nhưng phần trên trống hoác, trông như miệng một con quái vật khổng lồ đang há ra.
Cái "miệng" này thông xuống một khoang rỗng nằm dọc thân cây. Phần khoang rỗng khá lớn, có thể chứa được nhiều người bên trong. Rất khó có thể lý giải điều gì đã gây nên hiện tượng này.
Xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.