Ấn Độ là một trong những nước xảy ra một số vụ bê bối thực phẩm ở trường học đáng chú ý. Vào tháng 7/2013, 23 học sinh ở một trường tiểu học làng Gandaman, thuộc bang Bihar, Ấn Độ bị trúng độc và tử vong sau bữa trưa.Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện dầu ăn dùng để nấu bữa trưa miễn phí chứa thuốc trừ sâu có độc tính cao. Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng này, Meena Kumari - hiệu trưởng ngôi trường bỏ trốn. Do vậy, nữ hiệu triệu bị cảnh sát truy nã.1 tuần trước khi 23 học sinh trên thiệt mạng vì dầu ăn miễn phí nhiễm độc, bà Kumari đã biến mất cùng chồng và anh rể khi thấy hàng loạt trẻ em ngã bệnh ở trường.Vào năm 2016, nữ hiệu trưởng Meena bị kết án 17 năm tù vì tội cố ý giết người và âm mưu giết người. Bà cũng bị buộc phải đóng phạt 375.000 rupee (khoảng 5.500 USD), phần lớn trong số này dùng để bồi thường cho gia đình các nạn nhân.Trong khi đó, chồng của nữ hiệu trưởng Meena - Arjun Rai được tòa tuyên trắng án vì không đủ chứng cứ. Arjun bị cáo buộc cung cấp thuốc trừ sâu cho vợ đầu độc các học sinh ở trường.Vào tháng 9/2015, ít nhất 64 học sinh tại trường tiểu học Juggaur ở khu vực Chinhat, thuộc thủ phủ Lucknow của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ có các triệu chứng nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa trưa tại nhà trường.May mắn là các em học sinh được đưa tới bệnh viện điều trị kịp thời và tất cả đã bình phục, không còn trong tình trạng nguy hiểm.Vào tháng 3/2017, dư luận thế giới rúng động khi 2.262 trẻ em Ai Cập nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Hơn 2.000 học sinh này thuộc 8 trường học ở tỉnh Sohag phía Nam Ai Cập. Các em đã có những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn cơm tại trường nằm trong chương trình thực phẩm chính phủ tài trợ cho học sinh.Vào tháng 3/2013, kết quả xét nghiệm tại một trường tiểu học ở London, Anh cho thấy có thịt lợn trong loại xúc xích được dán mác làm từ thịt gà. Ngay sau khi vụ việc bị phát giác, các trường học được yêu cầu loại bỏ loại thực phẩm này khỏi thực đơn, cũng như hủy hợp đồng với các nhà thầu cung cấp thực phẩm có dấu hiệu sai phạm.Mặc dù vụ việc này không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nó khiến dân Anh không khỏi bị sốc bởi quốc gia này có nhiều người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn sinh sống.
Ấn Độ là một trong những nước xảy ra một số vụ bê bối thực phẩm ở trường học đáng chú ý. Vào tháng 7/2013, 23 học sinh ở một trường tiểu học làng Gandaman, thuộc bang Bihar, Ấn Độ bị trúng độc và tử vong sau bữa trưa.
Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện dầu ăn dùng để nấu bữa trưa miễn phí chứa thuốc trừ sâu có độc tính cao. Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng này, Meena Kumari - hiệu trưởng ngôi trường bỏ trốn. Do vậy, nữ hiệu triệu bị cảnh sát truy nã.
1 tuần trước khi 23 học sinh trên thiệt mạng vì dầu ăn miễn phí nhiễm độc, bà Kumari đã biến mất cùng chồng và anh rể khi thấy hàng loạt trẻ em ngã bệnh ở trường.
Vào năm 2016, nữ hiệu trưởng Meena bị kết án 17 năm tù vì tội cố ý giết người và âm mưu giết người. Bà cũng bị buộc phải đóng phạt 375.000 rupee (khoảng 5.500 USD), phần lớn trong số này dùng để bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Trong khi đó, chồng của nữ hiệu trưởng Meena - Arjun Rai được tòa tuyên trắng án vì không đủ chứng cứ. Arjun bị cáo buộc cung cấp thuốc trừ sâu cho vợ đầu độc các học sinh ở trường.
Vào tháng 9/2015, ít nhất 64 học sinh tại trường tiểu học Juggaur ở khu vực Chinhat, thuộc thủ phủ Lucknow của bang Uttar Pradesh, Ấn Độ có các triệu chứng nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa trưa tại nhà trường.
May mắn là các em học sinh được đưa tới bệnh viện điều trị kịp thời và tất cả đã bình phục, không còn trong tình trạng nguy hiểm.
Vào tháng 3/2017, dư luận thế giới rúng động khi 2.262 trẻ em Ai Cập nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Hơn 2.000 học sinh này thuộc 8 trường học ở tỉnh Sohag phía Nam Ai Cập. Các em đã có những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn cơm tại trường nằm trong chương trình thực phẩm chính phủ tài trợ cho học sinh.
Vào tháng 3/2013, kết quả xét nghiệm tại một trường tiểu học ở London, Anh cho thấy có thịt lợn trong loại xúc xích được dán mác làm từ thịt gà. Ngay sau khi vụ việc bị phát giác, các trường học được yêu cầu loại bỏ loại thực phẩm này khỏi thực đơn, cũng như hủy hợp đồng với các nhà thầu cung cấp thực phẩm có dấu hiệu sai phạm.
Mặc dù vụ việc này không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nó khiến dân Anh không khỏi bị sốc bởi quốc gia này có nhiều người Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn sinh sống.