Thoạt nhìn, nhiều người sẽ cho rằng đây là một bức ảnh rất bình thường. Tuy nhiên, đây thực chất là bức ảnh nằm trong trào lưu chụp ảnh người chết hơn 100 năm trước. Theo đó, để lưu giữ hình ảnh của người thân vừa qua đời, các gia đình trung lưu ở châu Âu cuối thế kỷ 19 chụp ảnh cùng người chết như thể họ còn sống. Trong ảnh, bé gái nằm trên ghế, tư thế không tự nhiên vì thực chất em đã chết.Khi nhìn bức ảnh này, một số người cho rằng bức hình bình thường này ghi lại khoảnh khắc con người bắt được nhiều con chuột chuyên phá hoại mùa màng, đồ đạc... Nhưng thật ra chúng được sử dụng để lây lan bệnh tật, khiến nhiều người thương vong.Đằng sau "gót sen ba tấc" của phụ nữ Trung Quốc là một quy trình bó chân để có đôi chân nhỏ nhắn vô cùng đau đớn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.Bức ảnh "người không đầu" như thế này từng khá phổ biến thời xưa. Không ít người rùng mình sợ hãi vì cho rằng đó là ảnh chụp thi thể không đầu. Nhiếp ảnh gia Oscar Rejlander là người khơi nguồn trào lưu tạo ra những bức ảnh chân dung người không đầu bằng các kỹ thuật chụp ảnh.Đây là bức ảnh lưu niệm bình thường mà gia đình Cooper chụp sau khi dọn đến nhà mới như nhiều người khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tấm ảnh là có một xác chết trên trần nhà bỗng nhiên rơi xuống và tình cờ được xuất hiện phía sau các thành viên nhà Cooper khiến nhiều người kinh sợ.Bức ảnh tưởng chừng bình thường nhưng chứa đựng sự thật kinh hoàng này do camera an ninh ghi lại. Khi nhìn tấm ảnh này, nhiều người chỉ nhận thấy một cậu bé 10 tuổi tay dắt một cậu bé 2 tuổi. Tuy nhiên, đây lại là một bằng chứng về vụ án mạng gây rúng động thế giới. Cậu bé 2 tuổi trong ảnh là James Bulgar bị cậu bé 10 tuổi bên cạnh và đồng bọn giết chết dã man. Vụ việc khiến công chúng vô cùng phẫn nộ trước tội ác kinh hoàng có sự tham gia của một cậu bé nhỏ tuổi.Thoạt nhìn, ai nấy đều cho rằng đây đơn giản là bức ảnh kỷ niệm chụp 2 bố con đứng gần ô tô màu đỏ tại thị trấn Omagh, Bắc Ireland ngày 15/8/1998. Tuy nhiên, chiếc ô tô đó thực chất là xe chở bom. Nó đã phát nổ ít phút sau khi bức ảnh này được chụp. Người chụp bức ảnh này tử vong tại chỗ nhưng may mắn là hai cha con trong ảnh sống sót diệu kỳ. Tổng cộng, 29 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương trong vụ đánh bom bằng ô tô trên.
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ cho rằng đây là một bức ảnh rất bình thường. Tuy nhiên, đây thực chất là bức ảnh nằm trong trào lưu chụp ảnh người chết hơn 100 năm trước. Theo đó, để lưu giữ hình ảnh của người thân vừa qua đời, các gia đình trung lưu ở châu Âu cuối thế kỷ 19 chụp ảnh cùng người chết như thể họ còn sống. Trong ảnh, bé gái nằm trên ghế, tư thế không tự nhiên vì thực chất em đã chết.
Khi nhìn bức ảnh này, một số người cho rằng bức hình bình thường này ghi lại khoảnh khắc con người bắt được nhiều con chuột chuyên phá hoại mùa màng, đồ đạc... Nhưng thật ra chúng được sử dụng để lây lan bệnh tật, khiến nhiều người thương vong.
Đằng sau "gót sen ba tấc" của phụ nữ Trung Quốc là một quy trình bó chân để có đôi chân nhỏ nhắn vô cùng đau đớn và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bức ảnh "người không đầu" như thế này từng khá phổ biến thời xưa. Không ít người rùng mình sợ hãi vì cho rằng đó là ảnh chụp thi thể không đầu. Nhiếp ảnh gia Oscar Rejlander là người khơi nguồn trào lưu tạo ra những bức ảnh chân dung người không đầu bằng các kỹ thuật chụp ảnh.
Đây là bức ảnh lưu niệm bình thường mà gia đình Cooper chụp sau khi dọn đến nhà mới như nhiều người khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tấm ảnh là có một xác chết trên trần nhà bỗng nhiên rơi xuống và tình cờ được xuất hiện phía sau các thành viên nhà Cooper khiến nhiều người kinh sợ.
Bức ảnh tưởng chừng bình thường nhưng chứa đựng sự thật kinh hoàng này do camera an ninh ghi lại. Khi nhìn tấm ảnh này, nhiều người chỉ nhận thấy một cậu bé 10 tuổi tay dắt một cậu bé 2 tuổi. Tuy nhiên, đây lại là một bằng chứng về vụ án mạng gây rúng động thế giới. Cậu bé 2 tuổi trong ảnh là James Bulgar bị cậu bé 10 tuổi bên cạnh và đồng bọn giết chết dã man. Vụ việc khiến công chúng vô cùng phẫn nộ trước tội ác kinh hoàng có sự tham gia của một cậu bé nhỏ tuổi.
Thoạt nhìn, ai nấy đều cho rằng đây đơn giản là bức ảnh kỷ niệm chụp 2 bố con đứng gần ô tô màu đỏ tại thị trấn Omagh, Bắc Ireland ngày 15/8/1998. Tuy nhiên, chiếc ô tô đó thực chất là xe chở bom. Nó đã phát nổ ít phút sau khi bức ảnh này được chụp. Người chụp bức ảnh này tử vong tại chỗ nhưng may mắn là hai cha con trong ảnh sống sót diệu kỳ. Tổng cộng, 29 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương trong vụ đánh bom bằng ô tô trên.