Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông hoàng này không chỉ có tài trị nước mà còn được người đời nhớ đến là nhà vua phong lưu, có nhiều mối tình "kinh thiên động địa".Mặc dù trong hậu cung có hàng ngàn phi tần nhưng vua Càn Long yêu sâu đậm 5 mỹ nhân. Trong số các phi tần đắc sủng có Phú Sát hoàng hậu hay còn gọi Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu. Bà hoàng này xuất thân trong dòng họ Phú Sát ở Sa Tế thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.Với gia thế hiển hách này, Phú Sát hoàng hậu,16 tuổi, trở thành đích phúc tấn của vua Càn Long. Lúc đó, Càn Long vẫn là hoàng tử. Sau khi đăng cơ, nhà vua phong bà làm hoàng hậu. Bà hoàng này nổi tiếng là mỹ nhân xinh đẹp, đoan trang, thục đức và tính tình hòa nhã.Phú Sát hoàng hậu sinh được 2 hoàng tử nhưng đều chết yểu. Nỗi đau mất con khiến bà hoàng này suy sụp tinh thần và lâm bệnh rồi qua đời khi 37 tuổi.Một phi tần khác được vua Càn Long sủng ái hơn người là Cao quý phi. Xuất thân từ dòng dõi Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, tầng lớp Bao y danh giá, phi tần này không chỉ có dung mạo xinh đẹp mà còn giỏi đàn hát, nhảy múa. Do được nhà vua sủng ái nên Cao quý phi được ban cho nhiều ngọc ngà, châu báu, có nhiều người hầu hạ...Vào năm Càn Long thứ 10 (1745), trong lúc lâm bệnh nặng, Cao quý phi được vua Càn Long sắc phong làm Hoàng quý phi. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi được sắc phong địa vị tôn quý, phi tần này qua đời.Nhàn Phi (Kế Hoàng Hậu) là một trong 5 sủng phi của vua Càn Long. Bà là con gái của Tá lĩnh Na Nhĩ Bố thuộc dòng dõi cao quý. Ban đầu, bà được chỉ định trở thành Trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch. Sau khi vua Càn Long đăng cơ, bà được sắc phong làm Nhàn Phi.Càn Long vô cùng yêu thương Nhàn Phi nên từng đưa bà đi cùng bái yết Tông miếu, ngao du Giang Nam, lên Ngũ Đài sơn thắp hương, tuần du Tây Nam... Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, bà được sắc phong làm vương hậu và trở thành hoàng hậu thứ 2 của vua Càn Long.Phi tần tiếp theo được Càn Long yêu chiều hết mực là Lệnh Phi (tên thật là Ngụy Giai Thị). Phi tần này nổi tiếng giai thoại thăng tiến cực nhanh trong hậu cung. Ban đầu, bà được nhà vua sắc phong làm Quý Nhân rồi lần lượt là: Tần, Phi và cuối cùng là Quý Phi.Do được vua Càn Long sủng hạnh nên Lệnh Phi sinh được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Trong số 4 con trai của Lệnh Phi, hoàng tử Vĩnh Diễm về sau trở thành vua Gia Khánh. Lệnh Phi qua đời năm 49 tuổi và được hợp táng của nhà vua.Phi tần thứ 5 được Càn Long yêu sâu đậm là Thuần Phi. Dù không có xuất thân cao quý nhưng với nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa cùng lối ứng xử khôn khéo, bà được nhà vua thương yêu chiều chuộng. Về sau, bà được phong làm Thuần quý phi.Địa vị của Thuần quý phi trong hậu cung xếp sau Phú Sát hoàng hậu, Nhàn phi và Cao quý phi. Phi tần này sinh thời được nhà vua sủng hạnh nên có cuộc sống xa hoa, quyền quý.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông hoàng này không chỉ có tài trị nước mà còn được người đời nhớ đến là nhà vua phong lưu, có nhiều mối tình "kinh thiên động địa".
Mặc dù trong hậu cung có hàng ngàn phi tần nhưng vua Càn Long yêu sâu đậm 5 mỹ nhân. Trong số các phi tần đắc sủng có Phú Sát hoàng hậu hay còn gọi Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu. Bà hoàng này xuất thân trong dòng họ Phú Sát ở Sa Tế thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.
Với gia thế hiển hách này, Phú Sát hoàng hậu,16 tuổi, trở thành đích phúc tấn của vua Càn Long. Lúc đó, Càn Long vẫn là hoàng tử. Sau khi đăng cơ, nhà vua phong bà làm hoàng hậu. Bà hoàng này nổi tiếng là mỹ nhân xinh đẹp, đoan trang, thục đức và tính tình hòa nhã.
Phú Sát hoàng hậu sinh được 2 hoàng tử nhưng đều chết yểu. Nỗi đau mất con khiến bà hoàng này suy sụp tinh thần và lâm bệnh rồi qua đời khi 37 tuổi.
Một phi tần khác được vua Càn Long sủng ái hơn người là Cao quý phi. Xuất thân từ dòng dõi Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, tầng lớp Bao y danh giá, phi tần này không chỉ có dung mạo xinh đẹp mà còn giỏi đàn hát, nhảy múa. Do được nhà vua sủng ái nên Cao quý phi được ban cho nhiều ngọc ngà, châu báu, có nhiều người hầu hạ...
Vào năm Càn Long thứ 10 (1745), trong lúc lâm bệnh nặng, Cao quý phi được vua Càn Long sắc phong làm Hoàng quý phi. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi được sắc phong địa vị tôn quý, phi tần này qua đời.
Nhàn Phi (Kế Hoàng Hậu) là một trong 5 sủng phi của vua Càn Long. Bà là con gái của Tá lĩnh Na Nhĩ Bố thuộc dòng dõi cao quý. Ban đầu, bà được chỉ định trở thành Trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch. Sau khi vua Càn Long đăng cơ, bà được sắc phong làm Nhàn Phi.
Càn Long vô cùng yêu thương Nhàn Phi nên từng đưa bà đi cùng bái yết Tông miếu, ngao du Giang Nam, lên Ngũ Đài sơn thắp hương, tuần du Tây Nam... Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, bà được sắc phong làm vương hậu và trở thành hoàng hậu thứ 2 của vua Càn Long.
Phi tần tiếp theo được Càn Long yêu chiều hết mực là Lệnh Phi (tên thật là Ngụy Giai Thị). Phi tần này nổi tiếng giai thoại thăng tiến cực nhanh trong hậu cung. Ban đầu, bà được nhà vua sắc phong làm Quý Nhân rồi lần lượt là: Tần, Phi và cuối cùng là Quý Phi.
Do được vua Càn Long sủng hạnh nên Lệnh Phi sinh được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Trong số 4 con trai của Lệnh Phi, hoàng tử Vĩnh Diễm về sau trở thành vua Gia Khánh. Lệnh Phi qua đời năm 49 tuổi và được hợp táng của nhà vua.
Phi tần thứ 5 được Càn Long yêu sâu đậm là Thuần Phi. Dù không có xuất thân cao quý nhưng với nhan sắc và tài cầm kỳ thi họa cùng lối ứng xử khôn khéo, bà được nhà vua thương yêu chiều chuộng. Về sau, bà được phong làm Thuần quý phi.
Địa vị của Thuần quý phi trong hậu cung xếp sau Phú Sát hoàng hậu, Nhàn phi và Cao quý phi. Phi tần này sinh thời được nhà vua sủng hạnh nên có cuộc sống xa hoa, quyền quý.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.