Trong Thế chiến 2 (1939 - 1945), phát xít Đức triển khai nhiều chiến dịch quân sự nhằm chiếm đóng các nước. Liên Xô là một trong những mục tiêu đầy tham vọng của Đức quốc xã.Vào tháng 6/1941, theo lệnh trùm phát xít Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Kể từ đây, nhiều cuộc chiến cam go, ác liệt diễn ra giữ lực lượng Đức quốc xã với quân và dân Liên Xô.Sau các cuộc giao tranh với Hồng quân Liên Xô, binh sĩ phát xít Đức thường thu thập các chiến lợi phẩm như quân tư trang, vũ khí của đối phương.Theo các nhà nghiên cứu, trong số các chiến lợi phẩm, lựa chọn hàng đầu đối với lính Đức quốc xã là mũ sắt SSh-39 và SSh-40 của binh sĩ Liên Xô.Sở dĩ mũ sắt của binh sĩ Liên Xô khiến binh lính Đức quốc xã "thèm khát" là vì nó có khả năng bảo vệ tốt hơn trước các mảnh đạn hay đạn từ súng cá nhân. Do vậy, không ít lính Đức quốc xã "săn tìm" mũ sắt của lính Liên Xô và sử dụng nó khi ở trên chiến trường.Thêm nữa, mũ sắt của binh lính Liên Xô nặng hơn rất nhiều so với lính Đức. Vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, Đức quốc xã rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất các phương tiện, vũ khí.Do vậy, những chiếc mũ sắt của binh sĩ Liên Xô được phát xít Đức đem tái chế và đem sản xuất mũ sắt hoặc các vũ khí khác để trang bị cho đội quân của Hitler.Ngoài mũ sắt, lính Đức quốc xã còn thu thập một số chiến lợi phẩm khác như: súng trường Tokarev (SVT) - vũ khí cá nhân bán tự động của Liên Xô, súng tiểu liên PPSh-41 (Shpagin) sử dụng đạn 7,26 x 25 mm...Đức quốc xã thu thập những mẫu vũ khí này của Liên Xô rồi đem về cho các chuyên gia nghiên cứu, "mổ xẻ" công nghệ. Dựa trên cơ sở đó, các chuyên gia của Đức sáng chế ra những loại vũ khí mới.Ngoài ra, những vũ khí của Liên Xô được lính Đức quốc xã tìm thấy trên chiến trường có thể được tái trang bị cho các đơn vị quân sự của Hitler.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Trong Thế chiến 2 (1939 - 1945), phát xít Đức triển khai nhiều chiến dịch quân sự nhằm chiếm đóng các nước. Liên Xô là một trong những mục tiêu đầy tham vọng của Đức quốc xã.
Vào tháng 6/1941, theo lệnh trùm phát xít Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. Kể từ đây, nhiều cuộc chiến cam go, ác liệt diễn ra giữ lực lượng Đức quốc xã với quân và dân Liên Xô.
Sau các cuộc giao tranh với Hồng quân Liên Xô, binh sĩ phát xít Đức thường thu thập các chiến lợi phẩm như quân tư trang, vũ khí của đối phương.
Theo các nhà nghiên cứu, trong số các chiến lợi phẩm, lựa chọn hàng đầu đối với lính Đức quốc xã là mũ sắt SSh-39 và SSh-40 của binh sĩ Liên Xô.
Sở dĩ mũ sắt của binh sĩ Liên Xô khiến binh lính Đức quốc xã "thèm khát" là vì nó có khả năng bảo vệ tốt hơn trước các mảnh đạn hay đạn từ súng cá nhân. Do vậy, không ít lính Đức quốc xã "săn tìm" mũ sắt của lính Liên Xô và sử dụng nó khi ở trên chiến trường.
Thêm nữa, mũ sắt của binh lính Liên Xô nặng hơn rất nhiều so với lính Đức. Vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, Đức quốc xã rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất các phương tiện, vũ khí.
Do vậy, những chiếc mũ sắt của binh sĩ Liên Xô được phát xít Đức đem tái chế và đem sản xuất mũ sắt hoặc các vũ khí khác để trang bị cho đội quân của Hitler.
Ngoài mũ sắt, lính Đức quốc xã còn thu thập một số chiến lợi phẩm khác như: súng trường Tokarev (SVT) - vũ khí cá nhân bán tự động của Liên Xô, súng tiểu liên PPSh-41 (Shpagin) sử dụng đạn 7,26 x 25 mm...
Đức quốc xã thu thập những mẫu vũ khí này của Liên Xô rồi đem về cho các chuyên gia nghiên cứu, "mổ xẻ" công nghệ. Dựa trên cơ sở đó, các chuyên gia của Đức sáng chế ra những loại vũ khí mới.
Ngoài ra, những vũ khí của Liên Xô được lính Đức quốc xã tìm thấy trên chiến trường có thể được tái trang bị cho các đơn vị quân sự của Hitler.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.