Chiến sự nổ ra ở khu vực Donbass vào đầu năm 2014 sau khi lực lượng nổi dậy chiếm giữ các tòa nhà chính phủ ở các thị trấn và thành phố trên khắp miền Đông Ukraine.Giao tranh ác liệt khiến các khu vực Luhansk và Donetsk phía Đông Donbass nhanh chóng rơi vào tay lực lượng ly khai. Trong bối cảnh đó, tháng 3/2014, người dân bán đảo Crimea tiến hành trưng cầu dân ý để trở về với Nga.Các khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donbass được gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Chính quyền Kiev cáo buộc hai khu vực trên thực tế nằm trong sự chiếm đóng của Nga.Vào thời điểm đó, các nước cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk không được chính phủ nào công nhận, kể cả Nga. Chính phủ Ukraine từ chối đối thoại trực tiếp với hai nước cộng hòa ly khai.Đến cuối tháng 8/2014, Kiev cáo buộc Nga tung quân đội quy mô lớn đến Donbass, điều mà phía Nga đã phủ nhận. Các cuộc giao tranh giữa chính quyền Ukraine với quân đội ly khai tiếp tục leo thang ác liệt.Đỉnh điểm của xung đột là khi các lực lượng Ukraine chịu thất bại ở Ilovaisk. Chiến sự chỉ kết thúc vào tháng 9 với việc các bên ký kết Thỏa thuận Minsk, nhưng lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm.Các phát ngôn xung quanh cuộc xung đột bị chính trị hóa nặng nề. Chính phủ Ukraine gọi quân ly khai là “những kẻ chiếm đóng”, trong khi truyền thông Nga gọi lực lượng này là “dân quân” và khẳng định họ là người dân địa phương tự vệ trước chính phủ Kiev.Đầu năm 2015, phe ly khai mở cuộc tấn công lớn, Kiev cáo buộc Nga triển khai quân đội không sắc phục trên lãnh thổ Ukraine. Sau vài thất bại quân sự của Kiev, Đức và Pháp làm trung gian cho các bên ký Thỏa thuận Minsk-2.Theo thống kê, hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Donbass kể từ năm 2014. Phía Ukraine cho biết 1,5 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, khoảng 200.000 người tái định cư ở khu vực Kiev.Tới năm 2021, Nga hai lần điều quân đến sát biên giới Ukraine vào mùa xuân và cuối mùa thu. Tháng 12, Tổng thống Putin lần đầu tiên ra tối hậu thư yêu cầu Mỹ và NATO không được kết nạp Ukraine vào liên minh thù địch với nước Nga. NATO từ chối.Ngày 21/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. Các văn bản pháp lý nhanh chóng được Quốc hội Nga thông qua.Sáng sớm 24/2/2022, nhà lãnh đạo Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”. Từ vùng Donbass, chiến sự đã lan ra toàn đất nước Ukraine.Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Chiến sự nổ ra ở khu vực Donbass vào đầu năm 2014 sau khi lực lượng nổi dậy chiếm giữ các tòa nhà chính phủ ở các thị trấn và thành phố trên khắp miền Đông Ukraine.
Giao tranh ác liệt khiến các khu vực Luhansk và Donetsk phía Đông Donbass nhanh chóng rơi vào tay lực lượng ly khai. Trong bối cảnh đó, tháng 3/2014, người dân bán đảo Crimea tiến hành trưng cầu dân ý để trở về với Nga.
Các khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donbass được gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Chính quyền Kiev cáo buộc hai khu vực trên thực tế nằm trong sự chiếm đóng của Nga.
Vào thời điểm đó, các nước cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk không được chính phủ nào công nhận, kể cả Nga. Chính phủ Ukraine từ chối đối thoại trực tiếp với hai nước cộng hòa ly khai.
Đến cuối tháng 8/2014, Kiev cáo buộc Nga tung quân đội quy mô lớn đến Donbass, điều mà phía Nga đã phủ nhận. Các cuộc giao tranh giữa chính quyền Ukraine với quân đội ly khai tiếp tục leo thang ác liệt.
Đỉnh điểm của xung đột là khi các lực lượng Ukraine chịu thất bại ở Ilovaisk. Chiến sự chỉ kết thúc vào tháng 9 với việc các bên ký kết Thỏa thuận Minsk, nhưng lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm.
Các phát ngôn xung quanh cuộc xung đột bị chính trị hóa nặng nề. Chính phủ Ukraine gọi quân ly khai là “những kẻ chiếm đóng”, trong khi truyền thông Nga gọi lực lượng này là “dân quân” và khẳng định họ là người dân địa phương tự vệ trước chính phủ Kiev.
Đầu năm 2015, phe ly khai mở cuộc tấn công lớn, Kiev cáo buộc Nga triển khai quân đội không sắc phục trên lãnh thổ Ukraine. Sau vài thất bại quân sự của Kiev, Đức và Pháp làm trung gian cho các bên ký Thỏa thuận Minsk-2.
Theo thống kê, hơn 14.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Donbass kể từ năm 2014. Phía Ukraine cho biết 1,5 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, khoảng 200.000 người tái định cư ở khu vực Kiev.
Tới năm 2021, Nga hai lần điều quân đến sát biên giới Ukraine vào mùa xuân và cuối mùa thu. Tháng 12, Tổng thống Putin lần đầu tiên ra tối hậu thư yêu cầu Mỹ và NATO không được kết nạp Ukraine vào liên minh thù địch với nước Nga. NATO từ chối.
Ngày 21/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. Các văn bản pháp lý nhanh chóng được Quốc hội Nga thông qua.
Sáng sớm 24/2/2022, nhà lãnh đạo Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”. Từ vùng Donbass, chiến sự đã lan ra toàn đất nước Ukraine.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.