"Chuyện cổ tích" về Bệnh xá Đặng Thùy Trâm bắt đầu từ hai tập nhật ký của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, do Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Mỹ, lưu giữ từ thời chiến tranh Việt Nam cho đến ngày ông trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4/2005.Ông đã giữ lại quyển nhật ký mà không đốt đi, vì ông nghe thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu, nói: "Đừng đốt, trong đó đã có lửa". Đó là câu nói của một người đứng bên kia chiến tuyến với chị Đặng Thùy Trâm.Nhật ký của chị được in thành sách năm 2005. Đến tháng 3/2006, quyển sách này đã bán được hơn 400.000 bản, được xem là một hiện tượng văn học. Trong một số bài báo nước ngoài, nó còn được ví như nhật ký Anne Frank của Việt Nam.Hàng triệu người tìm đọc và xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của một người con gái tuổi đôi mươi. Những lời văn đượm buồn, ẩn chứa trong đó là khát khao về một tương lai tươi đẹp của một bác sĩ, một chiến sĩ đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với cây súng trong tay.“Có gì đè nặng trên trái tim ta? Đâu phải chỉ có một nỗi buồn của vết thương rỉ máu của con tim đó đâu? Mà còn có những gì nữa kia? Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hàng ngày...”, một trích đoạn trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.Cuốn nhật ký có nêu lên một ước nguyện cháy bỏng của Đặng Thùy Trâm. Ước nguyện này xuất phát từ thực tế của những năm tháng chiến tranh ác liệt, khi đó chị đã chứng kiến biết bao khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị y tế, thuốc thang cứu chữa bệnh của bệnh viện dã chiến.Ước nguyện của bác sĩ Đặng Thùy Trâm mang một hình hài rất cụ thể và thiết thực. Đó là sau khi hòa bình, trên đất nước Việt Nam sẽ có thật nhiều trạm xá đủ điều kiện để kịp thời cứu chữa bệnh cho bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh.Mang một ý nghĩa tượng trưng cho việc thực hiện ước nguyện của chị, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được khởi công xây dựng vào tháng 3/2006 và khánh thành vào tháng 12/2006. Như vậy, từ những trang sách, một công trình lớn đã bước ra đời thực, như phép màu của một câu chuyện cổ tích.Ngày nay, nếu có dịp đi ngang qua Quốc lộ 1 ở Phổ Cường, xin dành chút thời gian để thắp nén nhang trước tượng đài bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong khuôn viên Bệnh xá, để tưởng nhớ, tri ân những cống hiến, hy sinh của một người nữ anh hùng, một liệt sĩ......Và trên hết là một người thầy thuốc Việt Nam nhân hậu đã sống trọn một cuộc đời vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
"Chuyện cổ tích" về Bệnh xá Đặng Thùy Trâm bắt đầu từ hai tập nhật ký của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, do Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Mỹ, lưu giữ từ thời chiến tranh Việt Nam cho đến ngày ông trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4/2005.
Ông đã giữ lại quyển nhật ký mà không đốt đi, vì ông nghe thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu, nói: "Đừng đốt, trong đó đã có lửa". Đó là câu nói của một người đứng bên kia chiến tuyến với chị Đặng Thùy Trâm.
Nhật ký của chị được in thành sách năm 2005. Đến tháng 3/2006, quyển sách này đã bán được hơn 400.000 bản, được xem là một hiện tượng văn học. Trong một số bài báo nước ngoài, nó còn được ví như nhật ký Anne Frank của Việt Nam.
Hàng triệu người tìm đọc và xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của một người con gái tuổi đôi mươi. Những lời văn đượm buồn, ẩn chứa trong đó là khát khao về một tương lai tươi đẹp của một bác sĩ, một chiến sĩ đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với cây súng trong tay.
“Có gì đè nặng trên trái tim ta? Đâu phải chỉ có một nỗi buồn của vết thương rỉ máu của con tim đó đâu? Mà còn có những gì nữa kia? Những sự thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hàng ngày...”, một trích đoạn trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
Cuốn nhật ký có nêu lên một ước nguyện cháy bỏng của Đặng Thùy Trâm. Ước nguyện này xuất phát từ thực tế của những năm tháng chiến tranh ác liệt, khi đó chị đã chứng kiến biết bao khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị y tế, thuốc thang cứu chữa bệnh của bệnh viện dã chiến.
Ước nguyện của bác sĩ Đặng Thùy Trâm mang một hình hài rất cụ thể và thiết thực. Đó là sau khi hòa bình, trên đất nước Việt Nam sẽ có thật nhiều trạm xá đủ điều kiện để kịp thời cứu chữa bệnh cho bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh.
Mang một ý nghĩa tượng trưng cho việc thực hiện ước nguyện của chị, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm được khởi công xây dựng vào tháng 3/2006 và khánh thành vào tháng 12/2006. Như vậy, từ những trang sách, một công trình lớn đã bước ra đời thực, như phép màu của một câu chuyện cổ tích.
Ngày nay, nếu có dịp đi ngang qua Quốc lộ 1 ở Phổ Cường, xin dành chút thời gian để thắp nén nhang trước tượng đài bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong khuôn viên Bệnh xá, để tưởng nhớ, tri ân những cống hiến, hy sinh của một người nữ anh hùng, một liệt sĩ...
...Và trên hết là một người thầy thuốc Việt Nam nhân hậu đã sống trọn một cuộc đời vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.