Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, trở thành pharaon năm 9 tuổi. Đến năm 1327 trước Công nguyên, tức 9 năm sau khi lên ngôi, ông đột ngột qua đời. Vua Tut được an táng tại thung lũng các vị vua, nằm ở bờ tây sông Nile. Đến ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ của vua Tut. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện hơn 5.000 vật phẩm đặt bên trong nơi an nghỉ của vị vua trẻ. Ảnh: The San Diego Union.Hơn 5.000 vật phẩm được tìm thấy trong mộ vua Tut hầu hết được làm bằng vàng, bao gồm quan tài, mặt nạ, cung tên, cỗ xe... Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng 110 kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong. Sau khi khai quật số vật phẩm này, Howard Carter và nhóm nghiên cứu mất 10 năm để ghi chép và phân loại từng món đồ. Theo National Geographic, kể từ khi lăng mộ được phát hiện, vua Tutankhamun trở nên nổi tiếng, thu hút sự tò mò của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu. Ảnh: Afisha.Phần lớn vật phẩm được tìm thấy tại lăng mộ vua Tut hiện được trưng bày tại Bảo tàng Cairo (thành phố Cairo, Ai Cập). Nơi này có tên gọi khác là Bảo tàng Ai Cập, tên tiếng Anh là Museum of Egyptian Antiquities. Bảo tàng Cairo trưng bày, bảo quản các hiện vật liên quan thời Ai Cập cổ đại. Ảnh: CNN.Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu thi thể người chết bị tổn hại, khi đến thế giới bên kia, linh hồn của họ sẽ phải chịu cực khổ. Vì thế, những người Ai Cập giàu có, đặc biệt là thuộc hoàng gia, sẽ tìm cách bảo quản thi thể người đã khuất. Bên cạnh việc ướp xác, người Ai Cập cổ đại sẽ đặt những món đồ quý giá vào mộ người chết với hy vọng họ được hưởng cuộc sống sung túc, no đủ khi đến thế giới bên kia. Ảnh: BBC.Người Ai Cập cổ đại đã tạo ra kỹ thuật ướp xác phát triển vượt trội, nhiều xác ướp vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay. Quá trình này gồm 6 bước là: Rút nội tạng, làm khô thi thể, rửa thi thể, quấn băng, nhập quan, tang lễ. Ảnh: Pinterest.Tim là bộ phận được giữ lại vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim là nơi trú ngụ của linh hồn. 70 ngày sau khi người qua đời, xác ướp sẽ được mang đi an táng. Phần mộ được bịt kín để phòng tránh những tên trộm mộ. Ảnh: Egypt tours.Ướp xác là một nghi lễ quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại và được các tu sĩ giám sát, thực hiện cẩn thận. Trong số những người tham gia ướp xác, người dẫn đầu sẽ đội mặt nạ chó rừng nhằm đại diện cho Anubis, vị thần dẫn dắt linh hồn người chết. Người Ai Cập cổ đại quan niệm thần Anubis sẽ dẫn đường cho nhà vua khi đến thế giới vĩnh hằng. Ảnh: The Great Courses Daily.
Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, trở thành pharaon năm 9 tuổi. Đến năm 1327 trước Công nguyên, tức 9 năm sau khi lên ngôi, ông đột ngột qua đời. Vua Tut được an táng tại thung lũng các vị vua, nằm ở bờ tây sông Nile. Đến ngày 4/11/1922, một nhóm nghiên cứu do nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đứng đầu đã khai quật lăng mộ của vua Tut. Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện hơn 5.000 vật phẩm đặt bên trong nơi an nghỉ của vị vua trẻ. Ảnh: The San Diego Union.
Hơn 5.000 vật phẩm được tìm thấy trong mộ vua Tut hầu hết được làm bằng vàng, bao gồm quan tài, mặt nạ, cung tên, cỗ xe... Ước tính, người Ai Cập cổ đại dùng 110 kg vàng ròng để chế tác phần quan tài bên trong. Sau khi khai quật số vật phẩm này, Howard Carter và nhóm nghiên cứu mất 10 năm để ghi chép và phân loại từng món đồ. Theo National Geographic, kể từ khi lăng mộ được phát hiện, vua Tutankhamun trở nên nổi tiếng, thu hút sự tò mò của nhiều thế hệ nhà nghiên cứu. Ảnh: Afisha.
Phần lớn vật phẩm được tìm thấy tại lăng mộ vua Tut hiện được trưng bày tại Bảo tàng Cairo (thành phố Cairo, Ai Cập). Nơi này có tên gọi khác là Bảo tàng Ai Cập, tên tiếng Anh là Museum of Egyptian Antiquities. Bảo tàng Cairo trưng bày, bảo quản các hiện vật liên quan thời Ai Cập cổ đại. Ảnh: CNN.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng nếu thi thể người chết bị tổn hại, khi đến thế giới bên kia, linh hồn của họ sẽ phải chịu cực khổ. Vì thế, những người Ai Cập giàu có, đặc biệt là thuộc hoàng gia, sẽ tìm cách bảo quản thi thể người đã khuất. Bên cạnh việc ướp xác, người Ai Cập cổ đại sẽ đặt những món đồ quý giá vào mộ người chết với hy vọng họ được hưởng cuộc sống sung túc, no đủ khi đến thế giới bên kia. Ảnh: BBC.
Người Ai Cập cổ đại đã tạo ra kỹ thuật ướp xác phát triển vượt trội, nhiều xác ướp vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay. Quá trình này gồm 6 bước là: Rút nội tạng, làm khô thi thể, rửa thi thể, quấn băng, nhập quan, tang lễ. Ảnh: Pinterest.
Tim là bộ phận được giữ lại vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim là nơi trú ngụ của linh hồn. 70 ngày sau khi người qua đời, xác ướp sẽ được mang đi an táng. Phần mộ được bịt kín để phòng tránh những tên trộm mộ. Ảnh: Egypt tours.
Ướp xác là một nghi lễ quan trọng đối với người Ai Cập cổ đại và được các tu sĩ giám sát, thực hiện cẩn thận. Trong số những người tham gia ướp xác, người dẫn đầu sẽ đội mặt nạ chó rừng nhằm đại diện cho Anubis, vị thần dẫn dắt linh hồn người chết. Người Ai Cập cổ đại quan niệm thần Anubis sẽ dẫn đường cho nhà vua khi đến thế giới vĩnh hằng. Ảnh: The Great Courses Daily.