Ấn phẩm Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM, nay là một phần của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Đây là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa (màu và đen trắng) phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ tranh này do Trường Vẽ Gia Định (tiền thân Đại học Mỹ thuật TP.HCM), Hiệp hội các nhà trang trí, khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện, dưới sự chỉ đạo của J.G. Besson, Thanh tra các Trường Nghệ thuật ở Nam Kỳ. Vào những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã cho xuất bản bộ tranh này với tên gọi Monographie Dessinée de L’Indochine - Cochinchine.Chủ đề trong Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ rất phong phú. Bên cạnh các bức ký họa miêu tả phong cảnh, di tích, hoặc phản ánh đời sống kinh tế là những bức ký họa miêu tả phong cảnh sinh hoạt, buôn bán, chân dung lao động của một số ngành nghề phổ biến lúc bấy giờ ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Trong ảnh là bức ký họa những phụ nữ dệt chiếu. Có thể thấy một người phụ nữ lớn tuổi tay quấn đầu cọng chiếu (có thể là đay, hoặc lác nước, hay bố được nhuộm đủ màu sắc) vào đầu nhọn của cây chuồi để đưa xuyên qua hàng sợi dọc của khung dệt. Còn người ở khung dệt gạt thanh đòn dập sợi chiếu xuống để tạo ra chiếc chiếu theo đúng yêu cầu. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của hai người.Gần với nghề dệt chiếu là nghề đan võng. Trong ảnh là bức ký họa một người phụ nữ lớn tuổi đang làm công việc này.Bên cạnh nghề dệt chiếu, đan võng còn có các nghề thủ công khác như nghề mộc. Trong ảnh là bức ký họa những người thợ đóng đồ gỗ và thợ khắc gỗ ở một xưởng mộc.Cũng là nghề thủ công, bức ký họa này vẽ những người thợ tráng men gốm.Một nghề truyền thống khác được đề cập trong bộ tranh đó là nghề nấu rượu. Bức ký họa này vẽ một người đàn ông lớn tuổi đang chưng cất rượu vào chum.Không chỉ vẽ những nghệ nhân, người thợ làm nghề truyền thống, bộ tranh còn vẽ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này được đem ra bán ở các tiệm, các cửa hàng trên thành phố. Trong ảnh là bức ký họa về một tiệm bán đồ gốm sứ, chai, lọ… trên bến Chương Dương ở Sài Gòn.Tiệm bán đồ mỹ nghệ tại Sài Gòn trong một bức ký họa.Bức ký họa vẽ một tiệm bán đồ mây tre đan.Ngoài những nghệ nhân, người thợ, những cửa hàng bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bộ tranh còn có những bức ký họa vẽ những nghề lao động khác. Trong bức ký họa, những người phu thợ đang cắt lá thuốc lá.Những người thợ đang nhồi cọc xây nhà.Những người thợ sửa giày trong cái chái của mình.
Ấn phẩm Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM, nay là một phần của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Đây là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa (màu và đen trắng) phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. Bộ tranh này do Trường Vẽ Gia Định (tiền thân Đại học Mỹ thuật TP.HCM), Hiệp hội các nhà trang trí, khắc chữ và in litô ở Gia Định thực hiện, dưới sự chỉ đạo của J.G. Besson, Thanh tra các Trường Nghệ thuật ở Nam Kỳ. Vào những năm 1930, Nhà xuất bản Phương Đông (Paris) đã cho xuất bản bộ tranh này với tên gọi Monographie Dessinée de L’Indochine - Cochinchine.
Chủ đề trong Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ rất phong phú. Bên cạnh các bức ký họa miêu tả phong cảnh, di tích, hoặc phản ánh đời sống kinh tế là những bức ký họa miêu tả phong cảnh sinh hoạt, buôn bán, chân dung lao động của một số ngành nghề phổ biến lúc bấy giờ ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Trong ảnh là bức ký họa những phụ nữ dệt chiếu. Có thể thấy một người phụ nữ lớn tuổi tay quấn đầu cọng chiếu (có thể là đay, hoặc lác nước, hay bố được nhuộm đủ màu sắc) vào đầu nhọn của cây chuồi để đưa xuyên qua hàng sợi dọc của khung dệt. Còn người ở khung dệt gạt thanh đòn dập sợi chiếu xuống để tạo ra chiếc chiếu theo đúng yêu cầu. Công việc này đòi hỏi sự kết hợp hài hòa của hai người.
Gần với nghề dệt chiếu là nghề đan võng. Trong ảnh là bức ký họa một người phụ nữ lớn tuổi đang làm công việc này.
Bên cạnh nghề dệt chiếu, đan võng còn có các nghề thủ công khác như nghề mộc. Trong ảnh là bức ký họa những người thợ đóng đồ gỗ và thợ khắc gỗ ở một xưởng mộc.
Cũng là nghề thủ công, bức ký họa này vẽ những người thợ tráng men gốm.
Một nghề truyền thống khác được đề cập trong bộ tranh đó là nghề nấu rượu. Bức ký họa này vẽ một người đàn ông lớn tuổi đang chưng cất rượu vào chum.
Không chỉ vẽ những nghệ nhân, người thợ làm nghề truyền thống, bộ tranh còn vẽ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này được đem ra bán ở các tiệm, các cửa hàng trên thành phố. Trong ảnh là bức ký họa về một tiệm bán đồ gốm sứ, chai, lọ… trên bến Chương Dương ở Sài Gòn.
Tiệm bán đồ mỹ nghệ tại Sài Gòn trong một bức ký họa.
Bức ký họa vẽ một tiệm bán đồ mây tre đan.
Ngoài những nghệ nhân, người thợ, những cửa hàng bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bộ tranh còn có những bức ký họa vẽ những nghề lao động khác. Trong bức ký họa, những người phu thợ đang cắt lá thuốc lá.
Những người thợ đang nhồi cọc xây nhà.
Những người thợ sửa giày trong cái chái của mình.