Trong bộ sách, J.C. Baurac cho rằng cái tên Sài Gòn xuất phát từ việc người dân ở đây trồng nhiều cây gòn quanh thành trì, sau thành tên gọi đô thị. Theo tác giả Description de la Basse-Cochinchine (tức Gia Định thông chí) "Sài" mượn từ một chữ Hán có nghĩa là gỗ; "Gòn" trong tiếng An Nam là tên bông gòn và cây gòn. Trong ảnh là ngôi nhà gỗ dùng làm Dinh Thống soái Nam kỳ đầu tiên. Ảnh: Iconographie historique de l'Indochine.Một cảnh sinh hoạt của người miền Nam do J. C. Baurac ghi nhận.Vườn bách thảo và muông thú được thành lập từ năm 1864, trong đó có các loài thực vật hữu ích, cũng như các cá thể tiêu biểu của hệ động vật của Nam Kỳ lục tỉnh và các xứ lân cận. Trong ảnh là bãi thả hươu nai trong Vườn bách thảo và muông thú.Không gian vườn tược yên bình của quán cà phê Lyonnais, Sài Gòn năm 1864 cũng là một trong những hình ảnh miền Nam hơn 100 năm trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp.Ở trung tâm đô thị là nơi tập trung những cơ quan, văn phòng của chính quyền thuộc địa. Trong ảnh là Tòa nhà Tổng nha quan thuế vào cuối thế kỷ 19. Công trình này hiện là trụ sở Cục Hải quan TP. HCM.Đây là Tòa đại hình Sài Gòn, được xây từ năm 1881, đến năm 1885 thì hoàn tất. Năm 1898, tòa nhà đổi thành Tòa hình sự Sài Gòn kiêm Tòa Thượng thẩm Đông Dương. Nơi đây hiện là Tòa án Nhân dân TP HCM.Bệnh viện Quân sự được thành lập năm 1862. Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế, đem ráp lại trên nền bằng đá, mọi vật liệu được mang từ Pháp sang. Từ năm 1978, công trình được đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2.Hình ảnh Một góc chợ Gò Vấp cuối thế kỷ 19. Hình thành từ năm 1897, chợ Gò Vấp là một trong bốn chợ cổ nhất Sài Gòn - Gia Định xưa.Do J. C. Baurac là bác sĩ thuộc địa người Pháp. Tiêm chủng là một phần việc của Baurac ở miền Nam Việt Nam. Trong ảnh là người dân miền Nam tiêm phòng ở Chợ Lớn, thập niên 1890.Một buổi tiêm chủng ở miền Nam thập niên 1890.Trong ảnh là Viện vaccine động vật ở Sài Gòn, thập niên 1890.Mời quý độc giả xem video: Ninh Thuận: du lịch dưới tán nho | VTV24.
Trong bộ sách, J.C. Baurac cho rằng cái tên Sài Gòn xuất phát từ việc người dân ở đây trồng nhiều cây gòn quanh thành trì, sau thành tên gọi đô thị. Theo tác giả Description de la Basse-Cochinchine (tức Gia Định thông chí) "Sài" mượn từ một chữ Hán có nghĩa là gỗ; "Gòn" trong tiếng An Nam là tên bông gòn và cây gòn. Trong ảnh là ngôi nhà gỗ dùng làm Dinh Thống soái Nam kỳ đầu tiên. Ảnh: Iconographie historique de l'Indochine.
Một cảnh sinh hoạt của người miền Nam do J. C. Baurac ghi nhận.
Vườn bách thảo và muông thú được thành lập từ năm 1864, trong đó có các loài thực vật hữu ích, cũng như các cá thể tiêu biểu của hệ động vật của Nam Kỳ lục tỉnh và các xứ lân cận. Trong ảnh là bãi thả hươu nai trong Vườn bách thảo và muông thú.
Không gian vườn tược yên bình của quán cà phê Lyonnais, Sài Gòn năm 1864 cũng là một trong những hình ảnh miền Nam hơn 100 năm trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp.
Ở trung tâm đô thị là nơi tập trung những cơ quan, văn phòng của chính quyền thuộc địa. Trong ảnh là Tòa nhà Tổng nha quan thuế vào cuối thế kỷ 19. Công trình này hiện là trụ sở Cục Hải quan TP. HCM.
Đây là Tòa đại hình Sài Gòn, được xây từ năm 1881, đến năm 1885 thì hoàn tất. Năm 1898, tòa nhà đổi thành Tòa hình sự Sài Gòn kiêm Tòa Thượng thẩm Đông Dương. Nơi đây hiện là Tòa án Nhân dân TP HCM.
Bệnh viện Quân sự được thành lập năm 1862. Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế, đem ráp lại trên nền bằng đá, mọi vật liệu được mang từ Pháp sang. Từ năm 1978, công trình được đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2.
Hình ảnh Một góc chợ Gò Vấp cuối thế kỷ 19. Hình thành từ năm 1897, chợ Gò Vấp là một trong bốn chợ cổ nhất Sài Gòn - Gia Định xưa.
Do J. C. Baurac là bác sĩ thuộc địa người Pháp. Tiêm chủng là một phần việc của Baurac ở miền Nam Việt Nam. Trong ảnh là người dân miền Nam tiêm phòng ở Chợ Lớn, thập niên 1890.
Một buổi tiêm chủng ở miền Nam thập niên 1890.
Trong ảnh là Viện vaccine động vật ở Sài Gòn, thập niên 1890.