Theo quan niệm của người xưa, kiếm được coi là "vua của những vũ khí". Đặc biệt, những thanh kiếm sắc bén, không bị gãy hay hoen rỉ dù có "tuổi thọ" cao người được ngời ca ngợi là bảo kiếm huyền thoại.Các chuyên gia tìm được một số thanh bảo kiếm ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... Do đó, họ tiến hành các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ công thức bí mật để người xưa rèn ra những thanh kiếm sắc bén trường tồn với thời gian.Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện một số yếu tố tạo nên thanh bảo kiếm danh chấn thiên hạ gồm: vật liệu rèn kiếm, nước suối khi tôi luyện và tay nghề của thợ rèn kiếm.Cụ thể, mỗi nền văn minh có công thức rèn kiếm khác nhau để chúng sức kỳ sắc bén và có độ bền cao. Trong số này, người xưa từng sử dụng một loại số loại sắt để tôi luyện kiếm. Sắt Damascus được nhiều người biết đến vì có thể tạo ra nhiều thanh kiếm trứ danh.Các chuyên gia phát hiện người xưa sử dụng sắt Damascus để chế tạo vũ khí từ khoảng năm 300 trước Công nguyên. Ngoài sắt, thợ rèn kiếm còn cho thêm một số nguyên liệu khác như vỏ cây Cassia auriculata, nhựa cây gòn (milkweed), vanadi, crom, mangan, coban, niken và những thành phần chưa thể xác định.Khi kết hợp các yếu tố này, thành phần hóa học trong chất liệu làm kiếm được tăng lên khiến cho những thanh kiếm có độ bền cao, vô cùng sắc bén và khó bị hoen rỉ dù tồn tại rất lâu.Nước sử dụng trong quá trình rèn kiếm cũng được đánh giá có vai trò quan trọng. Nhiều thợ rèn kiếm thời xưa thường sử dụng nước lấy từ những dòng sông, suối linh thiêng có chứa lượng lớn các khoáng chất như vonfram, niken, sắt...Nhờ loại nước này mà sau khi thanh kiếm đỏ rực khi nguội không bị cong, gãy hay bị biến dạng.Tay nghề của thợ rèn kiếm góp phần không nhỏ vào việc tạo ra bảo kiếm. Họ được coi là những người "thổi hồn" cho vũ khí.Những người thợ có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có thể tôi luyện được những thanh kiếm ngàn năm không rỉ và có độ sắc bén cao. Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THDT.
Theo quan niệm của người xưa, kiếm được coi là "vua của những vũ khí". Đặc biệt, những thanh kiếm sắc bén, không bị gãy hay hoen rỉ dù có "tuổi thọ" cao người được ngời ca ngợi là bảo kiếm huyền thoại.
Các chuyên gia tìm được một số thanh bảo kiếm ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... Do đó, họ tiến hành các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ công thức bí mật để người xưa rèn ra những thanh kiếm sắc bén trường tồn với thời gian.
Sau thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện một số yếu tố tạo nên thanh bảo kiếm danh chấn thiên hạ gồm: vật liệu rèn kiếm, nước suối khi tôi luyện và tay nghề của thợ rèn kiếm.
Cụ thể, mỗi nền văn minh có công thức rèn kiếm khác nhau để chúng sức kỳ sắc bén và có độ bền cao. Trong số này, người xưa từng sử dụng một loại số loại sắt để tôi luyện kiếm. Sắt Damascus được nhiều người biết đến vì có thể tạo ra nhiều thanh kiếm trứ danh.
Các chuyên gia phát hiện người xưa sử dụng sắt Damascus để chế tạo vũ khí từ khoảng năm 300 trước Công nguyên. Ngoài sắt, thợ rèn kiếm còn cho thêm một số nguyên liệu khác như vỏ cây Cassia auriculata, nhựa cây gòn (milkweed), vanadi, crom, mangan, coban, niken và những thành phần chưa thể xác định.
Khi kết hợp các yếu tố này, thành phần hóa học trong chất liệu làm kiếm được tăng lên khiến cho những thanh kiếm có độ bền cao, vô cùng sắc bén và khó bị hoen rỉ dù tồn tại rất lâu.
Nước sử dụng trong quá trình rèn kiếm cũng được đánh giá có vai trò quan trọng. Nhiều thợ rèn kiếm thời xưa thường sử dụng nước lấy từ những dòng sông, suối linh thiêng có chứa lượng lớn các khoáng chất như vonfram, niken, sắt...
Nhờ loại nước này mà sau khi thanh kiếm đỏ rực khi nguội không bị cong, gãy hay bị biến dạng.
Tay nghề của thợ rèn kiếm góp phần không nhỏ vào việc tạo ra bảo kiếm. Họ được coi là những người "thổi hồn" cho vũ khí.
Những người thợ có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có thể tôi luyện được những thanh kiếm ngàn năm không rỉ và có độ sắc bén cao.
Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THDT.