Lịch sử ghi nhận nhiều nền văn minh cổ đại thực hiện các nghi lễ hiến tế rùng rợn. Người xưa có quan niệm mê tín cho rằng việc hy sinh tính mạng con người để cầu xin thần linh phù hộ, che chở, ban ơn hay giết chóc để hiến dâng cho thủ lĩnh của họ là điều hết sức bình thường.Vào thời xưa, người Carthaginian thực hiện những nghi lễ hiến tế hãi hùng. Theo đó, người dân tin rằng việc đem những đứa trẻ làm vật hiến tế có thể giúp họ nhận được sự ban ơn từ các vị thần, kiểm soát được sự gia tăng dân số. Họ cũng quan niệm sự giàu có của những gia đình khá giả chỉ có thể được giữ vững khi hiến tế đứa con thân yêu của mình.Theo ước tính, từ năm 800 - 146 TCN, khi người La Mã xâm chiếm thành Carthage, 20.000 đứa trẻ sơ sinh đã trở thành vật tế trong nghi lễ hiến tế dâng lên thần linh. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng con số trên không chính xác khi một số trẻ em chết vì bệnh tật chứ không phải bị đem đi tế thần.Người Aztec cũng như một số nền văn minh thực hiện các nghi lễ hiến tế con người. Họ cho rằng nếu làm như vậy thì sẽ giữ cho Mặt trời không bao giờ chết. Máu của con người là thứ "nuôi dưỡng sự sống mà thần thánh ban cho con người". Do vậy, thần Mặt trời Huitzilopochtli cần máu của con người để có thể tồn tại và phát triển.Nghi lễ hiến tế của người Aztec thường gồm có 2 vật tế. Một người tình nguyện làm vật tế trong khi người còn lại là tù binh bộ tộc khác bị người Aztec bắt trong các cuộc chiến.Để thực hiện nghi lễ này, thầy tu sẽ dùng dao rạch từ cổ xuống bụng vật tế, moi tim nạn nhân và dâng lên các vị thần. Thi thể còn lại sẽ bị chặt ra và ném xuống dưới hầm của đền thờ.Người Ai Cập cổ đại cũng khá mê tín và coi việc hiến tế người sống là một phần bình thường của cuộc sống. Khi một pharaoh qua đời, nhiều người hầu và vợ của pharaoh quá cố sẽ trở thành vật tế để họ có thể tiếp tục hầu hạ vị vua khi sang thế giới bên kia.Trong khi đó, người Inca quan niệm việc hiến tế trẻ em là cách để xoa dịu các vị thần không trút cơn thịnh nộ lên họ. Nhờ vậy mà các thảm họa thiên nhiên như núi lửa, động đất, lũ lụt ít xảy ra hơn.Chính vì quan niệm này mà người Inca không ngần ngại hiến dâng tính mạng những đứa trẻ vô tội cho thần linh để cầu mong có một cuộc sống bình yên.Người Inca cũng tin rằng, những đứa trẻ được chọn làm vật tế sẽ có cuộc sống tốt đẹp, bình yên, hạnh phúc hơn sau khi bị đem tế thần. Theo đó, hàng trăm đứa trẻ trở thành vật tế.
Lịch sử ghi nhận nhiều nền văn minh cổ đại thực hiện các nghi lễ hiến tế rùng rợn. Người xưa có quan niệm mê tín cho rằng việc hy sinh tính mạng con người để cầu xin thần linh phù hộ, che chở, ban ơn hay giết chóc để hiến dâng cho thủ lĩnh của họ là điều hết sức bình thường.
Vào thời xưa, người Carthaginian thực hiện những nghi lễ hiến tế hãi hùng. Theo đó, người dân tin rằng việc đem những đứa trẻ làm vật hiến tế có thể giúp họ nhận được sự ban ơn từ các vị thần, kiểm soát được sự gia tăng dân số. Họ cũng quan niệm sự giàu có của những gia đình khá giả chỉ có thể được giữ vững khi hiến tế đứa con thân yêu của mình.
Theo ước tính, từ năm 800 - 146 TCN, khi người La Mã xâm chiếm thành Carthage, 20.000 đứa trẻ sơ sinh đã trở thành vật tế trong nghi lễ hiến tế dâng lên thần linh. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng con số trên không chính xác khi một số trẻ em chết vì bệnh tật chứ không phải bị đem đi tế thần.
Người Aztec cũng như một số nền văn minh thực hiện các nghi lễ hiến tế con người. Họ cho rằng nếu làm như vậy thì sẽ giữ cho Mặt trời không bao giờ chết. Máu của con người là thứ "nuôi dưỡng sự sống mà thần thánh ban cho con người". Do vậy, thần Mặt trời Huitzilopochtli cần máu của con người để có thể tồn tại và phát triển.
Nghi lễ hiến tế của người Aztec thường gồm có 2 vật tế. Một người tình nguyện làm vật tế trong khi người còn lại là tù binh bộ tộc khác bị người Aztec bắt trong các cuộc chiến.
Để thực hiện nghi lễ này, thầy tu sẽ dùng dao rạch từ cổ xuống bụng vật tế, moi tim nạn nhân và dâng lên các vị thần. Thi thể còn lại sẽ bị chặt ra và ném xuống dưới hầm của đền thờ.
Người Ai Cập cổ đại cũng khá mê tín và coi việc hiến tế người sống là một phần bình thường của cuộc sống. Khi một pharaoh qua đời, nhiều người hầu và vợ của pharaoh quá cố sẽ trở thành vật tế để họ có thể tiếp tục hầu hạ vị vua khi sang thế giới bên kia.
Trong khi đó, người Inca quan niệm việc hiến tế trẻ em là cách để xoa dịu các vị thần không trút cơn thịnh nộ lên họ. Nhờ vậy mà các thảm họa thiên nhiên như núi lửa, động đất, lũ lụt ít xảy ra hơn.
Chính vì quan niệm này mà người Inca không ngần ngại hiến dâng tính mạng những đứa trẻ vô tội cho thần linh để cầu mong có một cuộc sống bình yên.
Người Inca cũng tin rằng, những đứa trẻ được chọn làm vật tế sẽ có cuộc sống tốt đẹp, bình yên, hạnh phúc hơn sau khi bị đem tế thần. Theo đó, hàng trăm đứa trẻ trở thành vật tế.