Rosalia Lombardo (1918 - 1920) là một trong những thi hài còn vẹn nguyên nhất thế giới. Cô bé qua đời khi mới gần 3 tuổi nên được cha - tướng Mario Lombardo của Italy quyết định ướp xác.Ông Lombardo quyết định ướp xác con gái vì muốn lưu giữ thi hài của Rosalia mãi mãi. Quy trình ướp xác Rosalia khá phức tạp. Đầu tiên, người ta thay máu của cô bé bằng formalin. Kế đến, rượu và glycerin được sử dụng để giữ cho cơ thể của Rosalia khô mà không mất nước hoàn toàn.Salicylic acid cũng được thêm vào để ngăn chặn các loại nấm cơ thể đang phát triển. Sau cùng, muối kẽm được bổ sung để giúp thi thể không bị phân hủy.Nhờ quy trình ướp xác này, thi hài của Rosalia còn nguyên mái tóc vàng óng ánh, làn da căng mịn và gương mặt giống như đang ngủ say.Thánh Bernadette (1844 - 1879) là một nhân vật nổi tiếng lịch sử Pháp. Vào năm 1858, Thánh Bernadette được cho là đã gặp Đức Mẹ Maria tại một hang động bên bờ sông. Sau cuộc gặp đó, bà quyết định theo con đường tu nghiệp.Vào năm 1879, Thánh Bernadette qua đời khi 35 tuổi. Một điều kỳ diệu, khó lý giải đã xảy ra là thi hài Thánh Bernadette không có dấu hiệu bị phân hủy.Đến năm 1909, thi hài Thánh Bernadette được khai quật lên. Khi ấy, mọi người không khỏi kinh ngạc bởi thi thể của bà còn vẹn nguyên và trông giống như đang ngủ. Hiện thi hài Thánh Bernadette được lưu giữ và trưng bày tại nhà nguyện tại vùng Lourdes.Eva "Evita" Perón là một trong những phụ nữ được người dân yêu mến nhất ở Argentina. Bà là vợ thứ hai của Tổng thống Argentina Juan Peron. Bà trở thành Đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho tới khi qua đời vào năm 1952 vì căn bệnh ung thư.Sau khi qua đời, thi hài Đệ nhất phu nhân Perón được ướp xác. Giáo sư nổi tiếng về giải phẫu học Pedro Ana thực hiện quy trình ướp xác trong vòng 1 năm.Theo đó, máu và nước trong thi hài Đệ nhất phu nhân Perón được thay thế toàn bộ bằng dung dịch glycerin. Các cơ quan nội tạng, bộ não đều được lấy ra ngoài và bảo quản cẩn thận. Nhờ vậy, thi hài của bà còn vẹn nguyên theo thời gian.
Mời quý độc giả xem video: Lễ rước thi hài và viếng ông Mandela tại phủ Tổng thống Nam Phi (nguồn: VTC14)
Rosalia Lombardo (1918 - 1920) là một trong những thi hài còn vẹn nguyên nhất thế giới. Cô bé qua đời khi mới gần 3 tuổi nên được cha - tướng Mario Lombardo của Italy quyết định ướp xác.
Ông Lombardo quyết định ướp xác con gái vì muốn lưu giữ thi hài của Rosalia mãi mãi. Quy trình ướp xác Rosalia khá phức tạp. Đầu tiên, người ta thay máu của cô bé bằng formalin. Kế đến, rượu và glycerin được sử dụng để giữ cho cơ thể của Rosalia khô mà không mất nước hoàn toàn.
Salicylic acid cũng được thêm vào để ngăn chặn các loại nấm cơ thể đang phát triển. Sau cùng, muối kẽm được bổ sung để giúp thi thể không bị phân hủy.
Nhờ quy trình ướp xác này, thi hài của Rosalia còn nguyên mái tóc vàng óng ánh, làn da căng mịn và gương mặt giống như đang ngủ say.
Thánh Bernadette (1844 - 1879) là một nhân vật nổi tiếng lịch sử Pháp. Vào năm 1858, Thánh Bernadette được cho là đã gặp Đức Mẹ Maria tại một hang động bên bờ sông. Sau cuộc gặp đó, bà quyết định theo con đường tu nghiệp.
Vào năm 1879, Thánh Bernadette qua đời khi 35 tuổi. Một điều kỳ diệu, khó lý giải đã xảy ra là thi hài Thánh Bernadette không có dấu hiệu bị phân hủy.
Đến năm 1909, thi hài Thánh Bernadette được khai quật lên. Khi ấy, mọi người không khỏi kinh ngạc bởi thi thể của bà còn vẹn nguyên và trông giống như đang ngủ. Hiện thi hài Thánh Bernadette được lưu giữ và trưng bày tại nhà nguyện tại vùng Lourdes.
Eva "Evita" Perón là một trong những phụ nữ được người dân yêu mến nhất ở Argentina. Bà là vợ thứ hai của Tổng thống Argentina Juan Peron. Bà trở thành Đệ nhất phu nhân của Argentina từ năm 1946 cho tới khi qua đời vào năm 1952 vì căn bệnh ung thư.
Sau khi qua đời, thi hài Đệ nhất phu nhân Perón được ướp xác. Giáo sư nổi tiếng về giải phẫu học Pedro Ana thực hiện quy trình ướp xác trong vòng 1 năm.
Theo đó, máu và nước trong thi hài Đệ nhất phu nhân Perón được thay thế toàn bộ bằng dung dịch glycerin. Các cơ quan nội tạng, bộ não đều được lấy ra ngoài và bảo quản cẩn thận. Nhờ vậy, thi hài của bà còn vẹn nguyên theo thời gian.
Mời quý độc giả xem video: Lễ rước thi hài và viếng ông Mandela tại phủ Tổng thống Nam Phi (nguồn: VTC14)