Là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất thế giới, người La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.Trong số này, không thể không kể đến đường xá của người La Mã thời cổ đại có độ bền cao và còn đến ngày nay. Điều này cho thấy độ bền của đường xá của người La Mã có những ưu việt vượt trội.Theo ước tính, hệ thống đường xá của đế chế La Mã trải dài khoảng 400.000 km. Những con đường này được gọi là “viae” giúp hàng hóa và người có thể di chuyển nhanh hơn giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã.Để tạo ra những con đường kiên cố, thách thức thời gian, người La Mã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công.Cụ thể, đường xá của người La Mã thời cổ đại gồm 3 lớp: lớp nền, lớp giữa và lớp phủ bề mặt.Lớp nền ở dưới cùng thường được tạo thành từ đá, đất, sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét, hay chất liệu gỗ nếu con đường xây ở khu vực đầm lầy.Lớp ở giữa thường được tạo thành từ những vật liệu mềm hơn như cát hay sỏi mịn. Người ta có thể phủ nhiều lớp lên nhau, trong đó lớp cuối cùng thường là sỏi, thỉnh thoảng được trộn với vôi.Cuối cùng, lớp phủ bề mặt ở mỗi nơi có sự khác nhau. Ở nhiều vùng đô thị, thành phố lớn, đường xá được phủ lớp bề mặt bằng các loại đá có độ bền cao như: đá tro núi lửa, đá vôi, bazan hay đá cuội.Thêm nữa, đường xá của người La Mã được xây dựng có độ nghiêng một chút để nước mưa có thể chảy vào các rãnh thoát nước.Nhờ những con đường kiên cố như trên, quân đội của đế chế La Mã di chuyển nhanh hơn đến các vùng chiến sự khi cần thiết, tạo ưu thế chủ động trước kẻ thù.Mời quý độc giả xem video: Những con đường đẹp nhất thế giới (nguồn: VTC Now).
Là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất thế giới, người La Mã cổ đại đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Trong số này, không thể không kể đến đường xá của người La Mã thời cổ đại có độ bền cao và còn đến ngày nay. Điều này cho thấy độ bền của đường xá của người La Mã có những ưu việt vượt trội.
Theo ước tính, hệ thống đường xá của đế chế La Mã trải dài khoảng 400.000 km. Những con đường này được gọi là “viae” giúp hàng hóa và người có thể di chuyển nhanh hơn giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã.
Để tạo ra những con đường kiên cố, thách thức thời gian, người La Mã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công.
Cụ thể, đường xá của người La Mã thời cổ đại gồm 3 lớp: lớp nền, lớp giữa và lớp phủ bề mặt.
Lớp nền ở dưới cùng thường được tạo thành từ đá, đất, sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét, hay chất liệu gỗ nếu con đường xây ở khu vực đầm lầy.
Lớp ở giữa thường được tạo thành từ những vật liệu mềm hơn như cát hay sỏi mịn. Người ta có thể phủ nhiều lớp lên nhau, trong đó lớp cuối cùng thường là sỏi, thỉnh thoảng được trộn với vôi.
Cuối cùng, lớp phủ bề mặt ở mỗi nơi có sự khác nhau. Ở nhiều vùng đô thị, thành phố lớn, đường xá được phủ lớp bề mặt bằng các loại đá có độ bền cao như: đá tro núi lửa, đá vôi, bazan hay đá cuội.
Thêm nữa, đường xá của người La Mã được xây dựng có độ nghiêng một chút để nước mưa có thể chảy vào các rãnh thoát nước.
Nhờ những con đường kiên cố như trên, quân đội của đế chế La Mã di chuyển nhanh hơn đến các vùng chiến sự khi cần thiết, tạo ưu thế chủ động trước kẻ thù.
Mời quý độc giả xem video: Những con đường đẹp nhất thế giới (nguồn: VTC Now).