Ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, hay gọi tắt là Giáo Phù Sai, là tên gọi của một cổ vật được xếp vào hàng bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Hiện vật được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ tháng 11/1983 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.Các nhà khảo cổ học xác định đây là một ngọn giáo có niên đại vào thời cuối Xuân Thu (cuối thế kỷ 5 TCN), thuộc quyền sở hữu của Ngô vương Phù Sai, vua nước Ngô thời đó.Giáo Phù Sai chỉ có phần ngọn giáo dài 29,5 cm, chỗ rộng nhất là 5,5 cm, có chuôi để tra vào cán. Trên sống giáo ở mỗi mặt có một rãnh dài. Hai bên mặt của ngọn giáo có khắc hình quả trám.Trên một mặt của ngọn giáo ở phần gần với chuôi có khắc tám chữ theo lối "điểu trùng văn", phiên âm Hán Việt: "Ngô vương Phù Sai tự tác dụng mâu", nghĩa là "ngọn giáo này của Ngô Vương Phù Sai tự làm để dùng".Giới học giả Trung Quốc nhận định, ngọn giáo hơn 2.000 năm tuổi này là một hiện vật lịch sử có giá trị đặc biệt khi còn giữ được vẻ đẹp nguyên bản.Ngọn giáo bị thời gian lãng quên này gắn với sự nghiệp của một nhân vật lịch sử quan trọng, Phù Sai,vị vua thứ 25 của nước Ngô, trị vì trong khoảng thời gian 495 TCN - 473 TCN. Thời đại của ông đánh dấu đỉnh cao sức mạnh của nước Ngô cũng như sự diệt vong của quốc gia này.Trong dân gian, Phù Sai nổi tiếng qua những truyền thuyết về Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ. Theo đó, ông đã say đắm và yêu chiều Tây Thi, nghe theo nàng mà thả Câu Tiễn về nước Việt. Sau này Câu Tiễn đã phục thù, tiêu diệt được nước Ngô.Các nhà sử học cũng giải thích lý do vì sao ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, người trị vì cuối cùng của nước Ngô (nay là tỉnh Giang Tô thuộc vùng duyên hải miền đông Trung Quốc) lại nằm trong ngôi mộ cổ số 5 ở huyện Giang Lăng thuộc tỉnh Hồ Bắc, là mộ của một quý tộc người nước Sở thời Chiến Quốc (năm 403 TCN - 221 TCN).Lý giải cho rằng vào năm 473 TCN khi nước Ngô bị nước Việt của vua Câu Tiễn tiêu diệt, nhiều báu vật của quốc gia này, trong đó có ngọn giáo của Phù Sai, đã bị sung vào trong quốc khố nước Việt.Về sau, khi nước Việt bị Sở tiêu diệt vào năm 306 TCN, thì Giáo Phù Sai lại rơi vào tay của người Sở. Rất có thể chủ nhân ngôi mộ số 5 là một quý tộc nước Sở, nên ngọn giáo Phù Sai mới được đem chôn theo người này.Bên cạnh ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng là thanh kiếm "bất tử" của Trung Quốc khi trải qua hơn 2.000 năm thăng trầm, vũ khí này vẫn rất sắc bén.Việt Vương Câu Tiễn cũng nổi tiếng với câu chuyện tranh giành quyền lực với Ngô Vương Phù Sai. Ban đầu, vương quốc của Câu Tiễn bị Ngô Vương Phù Sai đánh bại và chính bản thân ông và vợ phải sang nước Ngô làm con tin. Tuy nhiên, sau quá trình nằm gai nếm mật gian khổ, Việt Vương Câu Tiễn và đội quân của ông đã phục thù thành công, đánh bại nước Ngô.>>>Xem thêm video: Ngắm cặp tượng tình nhân khổng lồ ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthucnet.
Ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, hay gọi tắt là Giáo Phù Sai, là tên gọi của một cổ vật được xếp vào hàng bảo vật quốc gia của Trung Quốc. Hiện vật được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ tháng 11/1983 tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học xác định đây là một ngọn giáo có niên đại vào thời cuối Xuân Thu (cuối thế kỷ 5 TCN), thuộc quyền sở hữu của Ngô vương Phù Sai, vua nước Ngô thời đó.
Giáo Phù Sai chỉ có phần ngọn giáo dài 29,5 cm, chỗ rộng nhất là 5,5 cm, có chuôi để tra vào cán. Trên sống giáo ở mỗi mặt có một rãnh dài. Hai bên mặt của ngọn giáo có khắc hình quả trám.
Trên một mặt của ngọn giáo ở phần gần với chuôi có khắc tám chữ theo lối "điểu trùng văn", phiên âm Hán Việt: "Ngô vương Phù Sai tự tác dụng mâu", nghĩa là "ngọn giáo này của Ngô Vương Phù Sai tự làm để dùng".
Giới học giả Trung Quốc nhận định, ngọn giáo hơn 2.000 năm tuổi này là một hiện vật lịch sử có giá trị đặc biệt khi còn giữ được vẻ đẹp nguyên bản.
Ngọn giáo bị thời gian lãng quên này gắn với sự nghiệp của một nhân vật lịch sử quan trọng, Phù Sai,vị vua thứ 25 của nước Ngô, trị vì trong khoảng thời gian 495 TCN - 473 TCN. Thời đại của ông đánh dấu đỉnh cao sức mạnh của nước Ngô cũng như sự diệt vong của quốc gia này.
Trong dân gian, Phù Sai nổi tiếng qua những truyền thuyết về Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ. Theo đó, ông đã say đắm và yêu chiều Tây Thi, nghe theo nàng mà thả Câu Tiễn về nước Việt. Sau này Câu Tiễn đã phục thù, tiêu diệt được nước Ngô.
Các nhà sử học cũng giải thích lý do vì sao ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, người trị vì cuối cùng của nước Ngô (nay là tỉnh Giang Tô thuộc vùng duyên hải miền đông Trung Quốc) lại nằm trong ngôi mộ cổ số 5 ở huyện Giang Lăng thuộc tỉnh Hồ Bắc, là mộ của một quý tộc người nước Sở thời Chiến Quốc (năm 403 TCN - 221 TCN).
Lý giải cho rằng vào năm 473 TCN khi nước Ngô bị nước Việt của vua Câu Tiễn tiêu diệt, nhiều báu vật của quốc gia này, trong đó có ngọn giáo của Phù Sai, đã bị sung vào trong quốc khố nước Việt.
Về sau, khi nước Việt bị Sở tiêu diệt vào năm 306 TCN, thì Giáo Phù Sai lại rơi vào tay của người Sở. Rất có thể chủ nhân ngôi mộ số 5 là một quý tộc nước Sở, nên ngọn giáo Phù Sai mới được đem chôn theo người này.
Bên cạnh ngọn giáo của Ngô vương Phù Sai, thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng là thanh kiếm "bất tử" của Trung Quốc khi trải qua hơn 2.000 năm thăng trầm, vũ khí này vẫn rất sắc bén.
Việt Vương Câu Tiễn cũng nổi tiếng với câu chuyện tranh giành quyền lực với Ngô Vương Phù Sai. Ban đầu, vương quốc của Câu Tiễn bị Ngô Vương Phù Sai đánh bại và chính bản thân ông và vợ phải sang nước Ngô làm con tin. Tuy nhiên, sau quá trình nằm gai nếm mật gian khổ, Việt Vương Câu Tiễn và đội quân của ông đã phục thù thành công, đánh bại nước Ngô.
>>>Xem thêm video: Ngắm cặp tượng tình nhân khổng lồ ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthucnet.