Bệnh dại là một loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trong lịch sử. Đây cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm cổ xưa nhất của loài người.Căn bệnh này đã được ghi nhận từ năm 2.300 TCN, khi nó được mô tả trong Bộ luật Eshuma của vương quốc Babylon.Theo kiến thức ý khoa hiện đại, bệnh dại do virus dại gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại khác, kể cả con người. Chó là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất.Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt và ngứa ran ở vết thương, sau đó là cử động dữ dội, hưng phấn không kiểm soát, sợ nước, nhầm lẫn và mất ý thức, trở nên điên loạn và muốn cắn xé mọi thứ...Khi nền y học chưa phát triển, bệnh dại được ví như là "lời nguyền của quỷ dữ", khi gần như biến con người thành một dạng "xác sống". Người bị nhiễm chắc chắn sẽ chết trong vòng vài ngày tới vài tuần.Phải tới cuối thế kỷ 19, vắc-xin phòng bệnh dại mới được Louis Pasteur phát minh. Dù vậy, việc điều trị cho người mắc bệnh dại vẫn là thách thức lớn cho y học.Cho tới nay, tiêm vắc-xin phòng dại vẫn là biện pháp duy nhất để chữa căn bệnh này nếu bị động vật mang bệnh dại cắn phải.Tuy nhiên cần phải tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt, bởi nếu triệu chứng bệnh đã xuất hiện thì dù tiêm vắc xin cũng không còn kịp nữa và người bệnh chắc chắn sẽ chết.Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bị động vật nghi dại cắn, nạn nhân tuyệt đối không tìm cách chữa bằng thuốc Nam hoặc các phương thức dân gian, vì chúng không hề có công hiệu chống bệnh dại.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Bệnh dại là một loại dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trong lịch sử. Đây cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm cổ xưa nhất của loài người.
Căn bệnh này đã được ghi nhận từ năm 2.300 TCN, khi nó được mô tả trong Bộ luật Eshuma của vương quốc Babylon.
Theo kiến thức ý khoa hiện đại, bệnh dại do virus dại gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại khác, kể cả con người. Chó là động vật truyền bệnh dại phổ biến nhất.
Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt và ngứa ran ở vết thương, sau đó là cử động dữ dội, hưng phấn không kiểm soát, sợ nước, nhầm lẫn và mất ý thức, trở nên điên loạn và muốn cắn xé mọi thứ...
Khi nền y học chưa phát triển, bệnh dại được ví như là "lời nguyền của quỷ dữ", khi gần như biến con người thành một dạng "xác sống". Người bị nhiễm chắc chắn sẽ chết trong vòng vài ngày tới vài tuần.
Phải tới cuối thế kỷ 19, vắc-xin phòng bệnh dại mới được Louis Pasteur phát minh. Dù vậy, việc điều trị cho người mắc bệnh dại vẫn là thách thức lớn cho y học.
Cho tới nay, tiêm vắc-xin phòng dại vẫn là biện pháp duy nhất để chữa căn bệnh này nếu bị động vật mang bệnh dại cắn phải.
Tuy nhiên cần phải tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt, bởi nếu triệu chứng bệnh đã xuất hiện thì dù tiêm vắc xin cũng không còn kịp nữa và người bệnh chắc chắn sẽ chết.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bị động vật nghi dại cắn, nạn nhân tuyệt đối không tìm cách chữa bằng thuốc Nam hoặc các phương thức dân gian, vì chúng không hề có công hiệu chống bệnh dại.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.