Thường được ví như “pháo phản lực phóng loạt thời cổ”, Hwacha là tên gọi của một loại vũ khí đặc biệt từng được sử người Triều Tiên cổ chế tạo và sử dụng.Đây là loại vũ khí có khả năng bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc với uy lực lớn, với cấu bao gồm hai bánh xe và tấm bảng phóng tên gồm nhiều lỗ. Mỗi lỗ trên tấm bảng sẽ được dùng để phóng tên.Những mũi tên của Hwacha sẽ được kích hoạt bằng thuốc ở phía phần đuôi tương tự cách hoạt động của nòng pháo thởi cổ. Khi khai hỏa, chúng sẽ lao với vận tốc nhanh đáng kinh ngạc và có sức sát thương lớn.Ban đầu, Hwacha là loại vũ khí phòng thủ để bảo vệ biên giới, nhưng sau đó cũng được sử dụng trên chiến trường.Phiên bản ban đầu đầu của cỗ máy này có thể bắn được 100 mũi tên trong một lần phóng, và bản cải tiến có khả năng bắn tới 200 mũi tên.Thời kỳ hoàng kim của Hwacha là thế kỷ 16, khi nó trở thành vũ khí đầy uy lực của quân đội Triều Tiên trên nhiều chiến trường.Chiến công nổi bật của Hwacha là trận Haengju (12/2/1593), khi quân Triều Tiên chống lại quân Nhật Bản dưới trướng Toyotomi Hideyoshi. Trong trận này, 3.000 quân Triều Tiên với 40 chiếc Hwacha đã đánh bại 30.000 quân Nhật Bản.Tuy nhiên, thời hoàng kim của Hwacha không kéo dài. Khi các loại đại bác và súng cầm tay được phát triển và sử dụng rộng rãi trên chiến trường “pháo phản lực phóng loạt thời cổ” đã chấm dứt vai trò lịch sử của mình.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Thường được ví như “pháo phản lực phóng loạt thời cổ”, Hwacha là tên gọi của một loại vũ khí đặc biệt từng được sử người Triều Tiên cổ chế tạo và sử dụng.
Đây là loại vũ khí có khả năng bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc với uy lực lớn, với cấu bao gồm hai bánh xe và tấm bảng phóng tên gồm nhiều lỗ. Mỗi lỗ trên tấm bảng sẽ được dùng để phóng tên.
Những mũi tên của Hwacha sẽ được kích hoạt bằng thuốc ở phía phần đuôi tương tự cách hoạt động của nòng pháo thởi cổ. Khi khai hỏa, chúng sẽ lao với vận tốc nhanh đáng kinh ngạc và có sức sát thương lớn.
Ban đầu, Hwacha là loại vũ khí phòng thủ để bảo vệ biên giới, nhưng sau đó cũng được sử dụng trên chiến trường.
Phiên bản ban đầu đầu của cỗ máy này có thể bắn được 100 mũi tên trong một lần phóng, và bản cải tiến có khả năng bắn tới 200 mũi tên.
Thời kỳ hoàng kim của Hwacha là thế kỷ 16, khi nó trở thành vũ khí đầy uy lực của quân đội Triều Tiên trên nhiều chiến trường.
Chiến công nổi bật của Hwacha là trận Haengju (12/2/1593), khi quân Triều Tiên chống lại quân Nhật Bản dưới trướng Toyotomi Hideyoshi. Trong trận này, 3.000 quân Triều Tiên với 40 chiếc Hwacha đã đánh bại 30.000 quân Nhật Bản.
Tuy nhiên, thời hoàng kim của Hwacha không kéo dài. Khi các loại đại bác và súng cầm tay được phát triển và sử dụng rộng rãi trên chiến trường “pháo phản lực phóng loạt thời cổ” đã chấm dứt vai trò lịch sử của mình.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.