Khi đi ngang qua đường Lê Thị Hoa ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của một "khu rừng" rậm rạp với nhiều cây cổ thụ cao vút.Đó chính là khu vườn của chùa Bửu Quang, ngôi chùa đầu tiên của hệ Phái Nam Tông tại Việt Nam.Ngôi chùa ở Sài Gòn này được xây dựng vào năm 1938 do cụ Nguyễn Văn Hiểu chủ quản. Đất chùa vốn của bà Cả và ông Xã trưởng Bùi Ngươn Hứa, đã cho nhóm các cụ Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Văn Quyến và Văn Công Hương khai phá hơn hai mẫu đất để xây chùa mà không lấy tiền.Ban đầu, chùa chỉ xây tạm ngôi chánh điện thờ Phật và một số thất nhỏ để chư tăng cư ngụ. Đến năm 1940, cụ Nguyễn Văn Hiểu đã dùng số tiền bán căn nhà riêng của mình để xây lại chùa và tăng xá.Năm 1947, chùa bị hư hỏng nặng và được xây lại. Chùa được trùng tu năm 1981, 1996.Không có những công trình xây dựng bề thế, nét nổi bật của chùa Bửu Quang là khu vườn rất rộng, được che phủ bằng những tán cây um tùm.Một số cây cổ thụ đã tồn tại từ khi chùa được hình thành đến nay.Rải rác trong vườn chùa là các tiểu cảnh mang đậm nét Phật giáo Nam Tông, bài trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.Cùng với đó là một số ngôi nhà nhỏ, là nơi sinh hoạt, tu tập của các tăng sĩ.Với bề dày lịch sử cùng cảnh trí đẹp, chùa Bửu Quang ở Sài Gòn là địa điểm thu hút nhiều Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan ở quận Thủ Đức.Một số hình ảnh khác về chùa Bửu Quang.
Khi đi ngang qua đường Lê Thị Hoa ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của một "khu rừng" rậm rạp với nhiều cây cổ thụ cao vút.
Đó chính là khu vườn của chùa Bửu Quang, ngôi chùa đầu tiên của hệ Phái Nam Tông tại Việt Nam.
Ngôi chùa ở Sài Gòn này được xây dựng vào năm 1938 do cụ Nguyễn Văn Hiểu chủ quản. Đất chùa vốn của bà Cả và ông Xã trưởng Bùi Ngươn Hứa, đã cho nhóm các cụ Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Văn Quyến và Văn Công Hương khai phá hơn hai mẫu đất để xây chùa mà không lấy tiền.
Ban đầu, chùa chỉ xây tạm ngôi chánh điện thờ Phật và một số thất nhỏ để chư tăng cư ngụ. Đến năm 1940, cụ Nguyễn Văn Hiểu đã dùng số tiền bán căn nhà riêng của mình để xây lại chùa và tăng xá.
Năm 1947, chùa bị hư hỏng nặng và được xây lại. Chùa được trùng tu năm 1981, 1996.
Không có những công trình xây dựng bề thế, nét nổi bật của chùa Bửu Quang là khu vườn rất rộng, được che phủ bằng những tán cây um tùm.
Một số cây cổ thụ đã tồn tại từ khi chùa được hình thành đến nay.
Rải rác trong vườn chùa là các tiểu cảnh mang đậm nét Phật giáo Nam Tông, bài trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.
Cùng với đó là một số ngôi nhà nhỏ, là nơi sinh hoạt, tu tập của các tăng sĩ.
Với bề dày lịch sử cùng cảnh trí đẹp, chùa Bửu Quang ở Sài Gòn là địa điểm thu hút nhiều Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan ở quận Thủ Đức.
Một số hình ảnh khác về chùa Bửu Quang.