Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới âm nhạc. Dù ông đã qua đời gần 200 năm nhưng những nhạc phẩm của ông vẫn vô cùng phổ biến, được các nghệ sĩ chơi trong nhiều buổi hòa nhạc tại các nhà hát lớn trên thế giới.Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc thành công, cuộc đời thiên tài Beethoven đầy "sóng gió" khi bị bệnh tật hành hạ. Ông bắt đầu mất thính giác từ giữa tuổi 20 và bị điếc hoàn toàn vào cuối tuổi 40.Beethoven cũng gặp phải các vấn đề về dạ dày, ruột ngày càng trầm trọng, trải qua ít nhất hai lần vàng da, triệu chứng của bệnh gan. Vào năm 1827, ông trút hơi thở cuối cùng. Đến nay, nguyên nhân tử vong của ông vẫn là một chủ đề được nhiều chuyên gia quan tâm.Mới đây, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Chemistry của các chuyên gia đã loại trừ một giả thuyết phổ biến là Beethoven chết vì nhiễm độc chì. Theo họ, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức tiếp xúc với nồng độ chì cao nhưng không đủ cao để đoạt mạng ông.Trong suốt nhiều thập kỷ, một giả thuyết cho rằng, Beethoven nhiễm độc chì cao nên dẫn tới tình trạng sức khỏe ốm yếu, mắc nhiều bệnh về dạ dày, ruột, suy giảm thính lực, tính tình thất thường, đãng trí hay vụng về.Để giải mã nguyên nhân tử vong của Beethoven, nhóm nghiên cứu đã phân tích, kiểm tra một số lọn tóc của ông từ năm 2023. Theo đó, nhóm chuyên gia y khoa được đứng đầu bởi Nader Rifai, tiến sĩ ở Trường y Harvard, đã tiến hành phân tích độc tố trên 2 lọn tóc có tên gọi Bermann và Halm-Thayer.Kết quả kiểm tra của nhóm nghiên cứu chỉ ra dấu vết của chì bằng hai phiên bản khác nhau của kỹ thuật kiểm tra có độ chính xác cao gọi là khối phổ.Nhóm nghiên cứu xác định được lọn tóc Bermann và Halm-Thayer có nồng độ chì lần lượt cao gấp 64 lần và 95 lần so với mức thông thường. Từ kết quả này, họ ước tính nồng độ chì trong máu của Beethoven dao động trong khoảng 69 - 71 µg/dL.Đây là mức cao hơn vài lần so với nồng độ chì thông thường trong máu ở người trưởng thành. Dù vậy, nồng độ này không đủ cao để trở thành nguyên nhân duy nhất dẫn tới cái chết của Beethoven.Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nhiễm độc chì có thể góp phần khiến tình trạng bệnh tật của Beethoven ngày càng tồi tệ. Họ hy vọng những nghiên cứu tiếp theo về tiền sử bệnh của nhà soạn nhạc thiên tài này sẽ giúp sớm tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái chết của Beethoven.Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT1.
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) là một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trong giới âm nhạc. Dù ông đã qua đời gần 200 năm nhưng những nhạc phẩm của ông vẫn vô cùng phổ biến, được các nghệ sĩ chơi trong nhiều buổi hòa nhạc tại các nhà hát lớn trên thế giới.
Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc thành công, cuộc đời thiên tài Beethoven đầy "sóng gió" khi bị bệnh tật hành hạ. Ông bắt đầu mất thính giác từ giữa tuổi 20 và bị điếc hoàn toàn vào cuối tuổi 40.
Beethoven cũng gặp phải các vấn đề về dạ dày, ruột ngày càng trầm trọng, trải qua ít nhất hai lần vàng da, triệu chứng của bệnh gan. Vào năm 1827, ông trút hơi thở cuối cùng. Đến nay, nguyên nhân tử vong của ông vẫn là một chủ đề được nhiều chuyên gia quan tâm.
Mới đây, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Chemistry của các chuyên gia đã loại trừ một giả thuyết phổ biến là Beethoven chết vì nhiễm độc chì. Theo họ, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức tiếp xúc với nồng độ chì cao nhưng không đủ cao để đoạt mạng ông.
Trong suốt nhiều thập kỷ, một giả thuyết cho rằng, Beethoven nhiễm độc chì cao nên dẫn tới tình trạng sức khỏe ốm yếu, mắc nhiều bệnh về dạ dày, ruột, suy giảm thính lực, tính tình thất thường, đãng trí hay vụng về.
Để giải mã nguyên nhân tử vong của Beethoven, nhóm nghiên cứu đã phân tích, kiểm tra một số lọn tóc của ông từ năm 2023. Theo đó, nhóm chuyên gia y khoa được đứng đầu bởi Nader Rifai, tiến sĩ ở Trường y Harvard, đã tiến hành phân tích độc tố trên 2 lọn tóc có tên gọi Bermann và Halm-Thayer.
Kết quả kiểm tra của nhóm nghiên cứu chỉ ra dấu vết của chì bằng hai phiên bản khác nhau của kỹ thuật kiểm tra có độ chính xác cao gọi là khối phổ.
Nhóm nghiên cứu xác định được lọn tóc Bermann và Halm-Thayer có nồng độ chì lần lượt cao gấp 64 lần và 95 lần so với mức thông thường. Từ kết quả này, họ ước tính nồng độ chì trong máu của Beethoven dao động trong khoảng 69 - 71 µg/dL.
Đây là mức cao hơn vài lần so với nồng độ chì thông thường trong máu ở người trưởng thành. Dù vậy, nồng độ này không đủ cao để trở thành nguyên nhân duy nhất dẫn tới cái chết của Beethoven.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nhiễm độc chì có thể góp phần khiến tình trạng bệnh tật của Beethoven ngày càng tồi tệ. Họ hy vọng những nghiên cứu tiếp theo về tiền sử bệnh của nhà soạn nhạc thiên tài này sẽ giúp sớm tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái chết của Beethoven.
Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT1.