Điêu Thuyền là mỹ nhân nổi tiếng trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Bà nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ khiến bao người say mê. Trong đó, nhiều giai thoại mô tả Điêu Thuyền sở hữu sắc đẹp được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Dù vậy, bà được đánh giá không phải là đệ nhất mỹ nhân thời Tam quốc.Theo nhiều sử gia, nhà nghiên cứu lịch sử, đệ nhất mỹ nhân thời Tam quốc chính là hoàng hậu Chân Lạc - vợ của Ngụy Văn Đế Tào Phi. Tào Phi là con trai của Tào Tháo.Cụ thể, vẻ đẹp kiều diễm, thanh tao và quyến rũ của hoàng hậu Chân Lạc đã được Tào Thực ca ngợi hết lời trong bài phú "Lạc Thần Phú".Trong "Lạc Thần phú", Tào Thực dùng nhiều mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp của chị dâu - hoàng hậu Chân Lạc. Ông dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của mỹ nhân tuyệt sắc này.Theo các ghi chép lịch sử, Chân Lạc sinh năm 182, là người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Cha của nàng mất khi mỹ nhân này 3 tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, Chân Lạc sớm bộc lộ là người thông minh, đa tài đa nghệ và sở hữu nhan sắc xinh đẹp.Khi đến tuổi thành thân, Chân Lạc được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy. Cuộc sống hạnh phúc của Chân Lạc không kéo dài lâu. Trong trận đại chiến Quan Độ, cha con Viên Thiệu thất bại trước liên quân của 18 chư hầu Quan Đông. Vài năm sau, cha con họ Viên qua đời.Sau khi đánh bại cha con Viên Thiệu, Tào Tháo si mê Chân Lạc ngay từ lần đầu gặp và muốn cướp mỹ nhân này về làm ái thiếp.Tuy nhiên, con trai ông là Tào Phi cũng "trúng tiếng sét ái tình" với Chân Lạc nên ra sức cầu xin cha cho phép cưới làm vợ. Dù không nỡ nhưng cuối cùng Tào Tháo tác thành mối hôn sự này cho con trai.Sau khi cưới Tào Phi, Chân Lạc được chồng yêu thương, chiều chuộng. Mỹ nhân này sinh cho chồng một con trai và một con gái. Con trai bà sau này trở thành Ngụy Minh Đế Tào Duệ - người kế ngôi sau khi Tào Phi băng hà.Đáng tiếc là cuối cùng Tào Phi chán ghét Chân Lạc vì bà ngày càng già nua trong khi hậu cung có vô số phi tần trẻ trung, quyến rũ khác. Vì nhiều lần khuyên can Tào Phi không nên chìm đắm vào nữ sắc nên Chân Lạc bị ông hoàng này tức giận, ban cho rượu độc nên qua đời trong đau đớn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Điêu Thuyền là mỹ nhân nổi tiếng trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Bà nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp, quyến rũ khiến bao người say mê. Trong đó, nhiều giai thoại mô tả Điêu Thuyền sở hữu sắc đẹp được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Dù vậy, bà được đánh giá không phải là đệ nhất mỹ nhân thời Tam quốc.
Theo nhiều sử gia, nhà nghiên cứu lịch sử, đệ nhất mỹ nhân thời Tam quốc chính là hoàng hậu Chân Lạc - vợ của Ngụy Văn Đế Tào Phi. Tào Phi là con trai của Tào Tháo.
Cụ thể, vẻ đẹp kiều diễm, thanh tao và quyến rũ của hoàng hậu Chân Lạc đã được Tào Thực ca ngợi hết lời trong bài phú "Lạc Thần Phú".
Trong "Lạc Thần phú", Tào Thực dùng nhiều mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp của chị dâu - hoàng hậu Chân Lạc. Ông dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của mỹ nhân tuyệt sắc này.
Theo các ghi chép lịch sử, Chân Lạc sinh năm 182, là người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Cha của nàng mất khi mỹ nhân này 3 tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, Chân Lạc sớm bộc lộ là người thông minh, đa tài đa nghệ và sở hữu nhan sắc xinh đẹp.
Khi đến tuổi thành thân, Chân Lạc được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy. Cuộc sống hạnh phúc của Chân Lạc không kéo dài lâu. Trong trận đại chiến Quan Độ, cha con Viên Thiệu thất bại trước liên quân của 18 chư hầu Quan Đông. Vài năm sau, cha con họ Viên qua đời.
Sau khi đánh bại cha con Viên Thiệu, Tào Tháo si mê Chân Lạc ngay từ lần đầu gặp và muốn cướp mỹ nhân này về làm ái thiếp.
Tuy nhiên, con trai ông là Tào Phi cũng "trúng tiếng sét ái tình" với Chân Lạc nên ra sức cầu xin cha cho phép cưới làm vợ. Dù không nỡ nhưng cuối cùng Tào Tháo tác thành mối hôn sự này cho con trai.
Sau khi cưới Tào Phi, Chân Lạc được chồng yêu thương, chiều chuộng. Mỹ nhân này sinh cho chồng một con trai và một con gái. Con trai bà sau này trở thành Ngụy Minh Đế Tào Duệ - người kế ngôi sau khi Tào Phi băng hà.
Đáng tiếc là cuối cùng Tào Phi chán ghét Chân Lạc vì bà ngày càng già nua trong khi hậu cung có vô số phi tần trẻ trung, quyến rũ khác. Vì nhiều lần khuyên can Tào Phi không nên chìm đắm vào nữ sắc nên Chân Lạc bị ông hoàng này tức giận, ban cho rượu độc nên qua đời trong đau đớn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.