Kon Dơng là thủ phủ của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Từ thị trấn này đi khoảng 20 km theo quốc lộ 19, một con đèo không dài nhưng quanh co, hiểm trở xuất hiện. Đó là đèo Mang Yang, con đèo mang tên tiếng tiếng Jrai có nghĩa là Cổng trời.Đèo Mang Yang chính là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, đó là trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24/6/1954 của lực lượng Việt Minh.Ngày nay, dấu tích về trận chiến ác liệt đã bị thời gian xóa nhòa. Đi trên đèo, những vị khách phương xa sẽ có dịp chiêm ngưỡng những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất Gia Lai.Chân đèo Mang Yang thuộc địa phận huyện Đắk Pơ. Sắc màu hoa dại ngập tràn hai bên Quốc lộ 19 ở quãng này.Đi vào khu vực trung tâm xã Hà Tam, khung cảnh trở nên sinh động hơn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp đa dạng của cư dân địa phương.Ớt được phơi trên những tấm bạt lớn, tạo nên mảng màu đỏ rực rỡ bên đường Quốc lộ.Vào mùa gặt, mặt đường cũng được tận dụng để phơi rơm rạ, cảnh tượng gợi nhớ về vùng nông thôn miền xuôi.Đến gần nông trường Hà Tam, có thể rẽ vào đường tỉnh 662 để đi tắt sang thị xã Yaun Pa.Dù rút ngắn được khoảng 4 km, con đường này khó đi hơn nhiều so với đường quốc lộ. Dọc đường có rất ít người sinh sống.Bù lại, khung cảnh hoang sơ hai bên đường rất đáng để thưởng thức.Một cánh đồng hoa trải ra bên tỉnh lộ 662.Đi hết 13 km, đường 662 thông ra đường Trường Sơn Đông. Đường rất đẹp, nhưng khá vắng người qua lại.Tới trung tâm xã Yang Trung, huyện Kông Chro, những vị khách đến từ miền xuôi có thể dừng chân để ghé thăm ngôi nhà sàn xinh xắn nằm bên đường, gần Ủy ban Nhân dân xã.Một ngôi nhà sàn độc đáo khác nằm ở địa phận xã Yang Nam, huyện Kông Chro. Đó là ngôi nhà rông của làng Tpông II.Ngoài các ngôi nhà cộng đồng, dọc tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua hai huyện Kông Chro và Iapa có nhiều ngôi nhà sàn ấn tượng thuộc sở hữu tư nhân.Những ngôi nhà sàn này được xây nhiều tầng, có kiến trúc mang yếu tố hiện đại, không nhà nào giống nhà nào.Xung quanh đó là nhiều ngôi nhà sàn mộc mạc với kiến trúc đơn giản và quy mô nhỏ.Cầu Quý Đức nằm ở ranh giới của huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Từ cây cầu này, sông Ea Ayun trải ra trước tầm mắt với vẻ đẹp nguyên sơ.Những đứa trẻ chơi đùa trên cồn cát giữa sông.Nhóm ngư dân mang lưới đi đánh cá.Địa phận thị xã Ayun Pa nằm ở phía bên kia của cầu Quý Đức. Hành trình dài 120 km từ Kon Dơng đến Ayun Pa khép lại ở đây.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Kon Dơng là thủ phủ của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Từ thị trấn này đi khoảng 20 km theo quốc lộ 19, một con đèo không dài nhưng quanh co, hiểm trở xuất hiện. Đó là đèo Mang Yang, con đèo mang tên tiếng tiếng Jrai có nghĩa là Cổng trời.
Đèo Mang Yang chính là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, đó là trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24/6/1954 của lực lượng Việt Minh.
Ngày nay, dấu tích về trận chiến ác liệt đã bị thời gian xóa nhòa. Đi trên đèo, những vị khách phương xa sẽ có dịp chiêm ngưỡng những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của vùng đất Gia Lai.
Chân đèo Mang Yang thuộc địa phận huyện Đắk Pơ. Sắc màu hoa dại ngập tràn hai bên Quốc lộ 19 ở quãng này.
Đi vào khu vực trung tâm xã Hà Tam, khung cảnh trở nên sinh động hơn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp đa dạng của cư dân địa phương.
Ớt được phơi trên những tấm bạt lớn, tạo nên mảng màu đỏ rực rỡ bên đường Quốc lộ.
Vào mùa gặt, mặt đường cũng được tận dụng để phơi rơm rạ, cảnh tượng gợi nhớ về vùng nông thôn miền xuôi.
Đến gần nông trường Hà Tam, có thể rẽ vào đường tỉnh 662 để đi tắt sang thị xã Yaun Pa.
Dù rút ngắn được khoảng 4 km, con đường này khó đi hơn nhiều so với đường quốc lộ. Dọc đường có rất ít người sinh sống.
Bù lại, khung cảnh hoang sơ hai bên đường rất đáng để thưởng thức.
Một cánh đồng hoa trải ra bên tỉnh lộ 662.
Đi hết 13 km, đường 662 thông ra đường Trường Sơn Đông. Đường rất đẹp, nhưng khá vắng người qua lại.
Tới trung tâm xã Yang Trung, huyện Kông Chro, những vị khách đến từ miền xuôi có thể dừng chân để ghé thăm ngôi nhà sàn xinh xắn nằm bên đường, gần Ủy ban Nhân dân xã.
Một ngôi nhà sàn độc đáo khác nằm ở địa phận xã Yang Nam, huyện Kông Chro. Đó là ngôi nhà rông của làng Tpông II.
Ngoài các ngôi nhà cộng đồng, dọc tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua hai huyện Kông Chro và Iapa có nhiều ngôi nhà sàn ấn tượng thuộc sở hữu tư nhân.
Những ngôi nhà sàn này được xây nhiều tầng, có kiến trúc mang yếu tố hiện đại, không nhà nào giống nhà nào.
Xung quanh đó là nhiều ngôi nhà sàn mộc mạc với kiến trúc đơn giản và quy mô nhỏ.
Cầu Quý Đức nằm ở ranh giới của huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa. Từ cây cầu này, sông Ea Ayun trải ra trước tầm mắt với vẻ đẹp nguyên sơ.
Những đứa trẻ chơi đùa trên cồn cát giữa sông.
Nhóm ngư dân mang lưới đi đánh cá.
Địa phận thị xã Ayun Pa nằm ở phía bên kia của cầu Quý Đức. Hành trình dài 120 km từ Kon Dơng đến Ayun Pa khép lại ở đây.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.