Pharaoh Tutankhamun là vị vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại mặc dù qua đời từ khi còn rất trẻ. Nguyên nhân cái chết của vị vua này đánh đố nhân loại suốt nhiều thế kỷ qua. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải nguyên nhân tử vong của pharaoh Tutankhamun.Căn cứ vào ảnh chụp X-quang và chụp cắt lớp CT xác ướp thì pharaoh Tutankhamun của Ai Cập bị thương khá nặng ở xương sườn và bị gãy một chân. Điều này khiến các chuyên gia đi đến kết luận rằng vị vua nổi tiếng chết do bị một xe ngựa đâm phải.Một số giả thuyết khác đã được đưa ra để giải thích nguyên nhân cái chết của pharaoh Tutankhamun như do một cú đá của ngựa kéo xe hay thậm chí từ một vụ tấn công của hà mã. Cho đến nay, nguyên nhân cái chết của vua Tutankhamun vẫn chưa tìm được lời giải chính xác nhất, được mọi người chấp nhận.Vị trí mộ của Alexander Đại đế nổi tiếng Ai Cập thời cổ đại là một bí ẩn chưa tìm ra lời giải. Trước khi qua đời vào năm 323 TCN, Alexander Đại đế có nguyện vọng đem thi thể vứt xuống sông Euphrates. Nhiều người cho rằng, sở dĩ Alexander Đại đế có nguyện vọng như vậy là vì muốn lên thiên đường và "đoàn tụ" với người cha.Tuy nhiên, sau khi Alexander Đại đế qua đời, quần thần không làm theo ước nguyện trước lúc mất của vị hoàng đế này. Thay vào đó, họ chôn cất Alexander Đại đế trong một ngôi mộ ở Memphis, Ai Cập. Sau đó, đến thế kỷ 4 hoặc 3 TCN, thi hài của hoàng đế này được chuyển đến ngôi mộ khác ở Alexandria.Tuy nhiên, về sau, vị trí nơi yên nghỉ của Alexander Đại đế trở thành bí ẩn lớn. Không ai biết chính xác vị trí mộ của nhà vua này. Nhiều đoàn thám hiểm đã tích cực tìm nơi Alexander Đại đế yên nghỉ ngàn thu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả.Tên gốc của tượng nhân sư cho đến nay chưa có lời giải chính xác. Trong suốt nhiều thế kỷ, tượng nhân sư bị chôn vùi dưới cát. Đến năm 1817, đầu tượng mới nhô ra khỏi cát.Nhờ nhà khảo cổ Mark Lehner mà nhân loại biết được ai là người dựng tượng (pharaoh Khafre), cách xây dựng và thời gian xây dựng (ít nhất 3 năm). Ngoài những điều này, tượng nhân sư vẫn mang nhiều bí ẩn chưa có lời giải.Nhân loại không biết người Ai Cập cổ gọi biểu tượng này là gì. Bởi lẽ, “Sphinx” (nhân sư) là một thuật ngữ tiếng Hy Lạp chưa tồn tại vào thời pharaoh Khafre lúc xây dựng công trình này. Thêm nữa, ý nghĩa thực sự của tượng nhân sư cũng chưa được làm sáng tỏ.Thần Ruti của Ai Cập cổ có hình dạng như hai con sư tử gắn liền ở lưng, bảo vệ lối vào thế giới bên kia. Điều này nghe khá giống tượng nhân sư nhưng bức tượng này lại thiếu đi chiếc đầu thứ hai để có thể khẳng định giả thuyết trên là đúng.
Pharaoh Tutankhamun là vị vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại mặc dù qua đời từ khi còn rất trẻ. Nguyên nhân cái chết của vị vua này đánh đố nhân loại suốt nhiều thế kỷ qua. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải nguyên nhân tử vong của pharaoh Tutankhamun.
Căn cứ vào ảnh chụp X-quang và chụp cắt lớp CT xác ướp thì pharaoh Tutankhamun của Ai Cập bị thương khá nặng ở xương sườn và bị gãy một chân. Điều này khiến các chuyên gia đi đến kết luận rằng vị vua nổi tiếng chết do bị một xe ngựa đâm phải.
Một số giả thuyết khác đã được đưa ra để giải thích nguyên nhân cái chết của pharaoh Tutankhamun như do một cú đá của ngựa kéo xe hay thậm chí từ một vụ tấn công của hà mã. Cho đến nay, nguyên nhân cái chết của vua Tutankhamun vẫn chưa tìm được lời giải chính xác nhất, được mọi người chấp nhận.
Vị trí mộ của Alexander Đại đế nổi tiếng Ai Cập thời cổ đại là một bí ẩn chưa tìm ra lời giải. Trước khi qua đời vào năm 323 TCN, Alexander Đại đế có nguyện vọng đem thi thể vứt xuống sông Euphrates. Nhiều người cho rằng, sở dĩ Alexander Đại đế có nguyện vọng như vậy là vì muốn lên thiên đường và "đoàn tụ" với người cha.
Tuy nhiên, sau khi Alexander Đại đế qua đời, quần thần không làm theo ước nguyện trước lúc mất của vị hoàng đế này. Thay vào đó, họ chôn cất Alexander Đại đế trong một ngôi mộ ở Memphis, Ai Cập. Sau đó, đến thế kỷ 4 hoặc 3 TCN, thi hài của hoàng đế này được chuyển đến ngôi mộ khác ở Alexandria.
Tuy nhiên, về sau, vị trí nơi yên nghỉ của Alexander Đại đế trở thành bí ẩn lớn. Không ai biết chính xác vị trí mộ của nhà vua này. Nhiều đoàn thám hiểm đã tích cực tìm nơi Alexander Đại đế yên nghỉ ngàn thu nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
Tên gốc của tượng nhân sư cho đến nay chưa có lời giải chính xác. Trong suốt nhiều thế kỷ, tượng nhân sư bị chôn vùi dưới cát. Đến năm 1817, đầu tượng mới nhô ra khỏi cát.
Nhờ nhà khảo cổ Mark Lehner mà nhân loại biết được ai là người dựng tượng (pharaoh Khafre), cách xây dựng và thời gian xây dựng (ít nhất 3 năm). Ngoài những điều này, tượng nhân sư vẫn mang nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Nhân loại không biết người Ai Cập cổ gọi biểu tượng này là gì. Bởi lẽ, “Sphinx” (nhân sư) là một thuật ngữ tiếng Hy Lạp chưa tồn tại vào thời pharaoh Khafre lúc xây dựng công trình này. Thêm nữa, ý nghĩa thực sự của tượng nhân sư cũng chưa được làm sáng tỏ.
Thần Ruti của Ai Cập cổ có hình dạng như hai con sư tử gắn liền ở lưng, bảo vệ lối vào thế giới bên kia. Điều này nghe khá giống tượng nhân sư nhưng bức tượng này lại thiếu đi chiếc đầu thứ hai để có thể khẳng định giả thuyết trên là đúng.