Thành nhà Hồ được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) đó lập ra nhà Hồ. Thành này còn được gọi là Tây Đô hay Tây Giai.Thành nhà Hồ là một di tích lịch sử độc đáo, độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Nhờ kỹ thuật xây dựng đặc biệt, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn.Tòa thành bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu là đắp đất, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long.Thành nhà Hồ ẩn dấu bí ẩn về các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, có tấm nặng tới 15-20 tấn xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững.Bên ngoài tường thành, là lưu vực phù sa của sông Mã, với những cánh đồng mầu mỡ là nơi lý tưởng để xây dựng kinh đô nước Đại Ngu dưới triệu đại nhà Hồ năm 1400 (Đại Ngu là tên một loài hoa thơm, lý tưởng của Hồ Quý Ly là muốn xây dựng một quốc gia phong kiến để lại tiếng thơm cho đời sau)Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong 13 di tích đặc biệt đó.Ngày nay, người dân Thanh Hóa nói riêng và người dân cả nước nói chung có quyền tự hào về công trình “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt này trong lịch sử của dân tộc.
Thành nhà Hồ được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) đó lập ra nhà Hồ. Thành này còn được gọi là Tây Đô hay Tây Giai.
Thành nhà Hồ là một di tích lịch sử độc đáo, độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.
Thành Nhà Hồ là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Nhờ kỹ thuật xây dựng đặc biệt, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn.
Tòa thành bên ngoài xây đá, bên trong chủ yếu là đắp đất, trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long.
Thành nhà Hồ ẩn dấu bí ẩn về các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, có tấm nặng tới 15-20 tấn xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững.
Bên ngoài tường thành, là lưu vực phù sa của sông Mã, với những cánh đồng mầu mỡ là nơi lý tưởng để xây dựng kinh đô nước Đại Ngu dưới triệu đại nhà Hồ năm 1400 (Đại Ngu là tên một loài hoa thơm, lý tưởng của Hồ Quý Ly là muốn xây dựng một quốc gia phong kiến để lại tiếng thơm cho đời sau)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong 13 di tích đặc biệt đó.
Ngày nay, người dân Thanh Hóa nói riêng và người dân cả nước nói chung có quyền tự hào về công trình “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt này trong lịch sử của dân tộc.