Gọi vía trâu là một tập tục cuối năm độc đáo của đồng bào Mường ở Hòa Bình. Theo đó, vào đêm 30 Tết, họ sẽ đốt một bó đuốc và gõ mõ để gọi vía trâu về ăn Tết như là một lời tri ân dành cho con vật đã giúp đỡ mình những phần việc nặng trong lao động sản xuất.Vào ngày cuối năm, người Thái Trắng ở các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ gội đầu thật sạch ở ngoài sông để bỏ hết những điều không tốt của năm cũ. Theo tập quán, nữ gội đầu bằng nước vo gạo nếp, nam gội đầu bằng nước bồ kết. Ảnh: Điện Biên Phủ Online.Người Nguồn ở tỉnh Quảng Bình có tục “giỗ sống” vào ngày cuối năm. Vào ngày nay, con cháu trong nhà sẽ chuẩn bị một mâm cơm báo hiếu cho ông bà, cha mẹ. Các thành viên của gia đình sẽ dùng bữa trong một bầu không khí vô cùng ấm cúng. Ảnh: Người Đưa Tin.Những gia đình sống ở Huế từ lâu đời thường kiêng kỵ việc ra khỏi nhà trước và sau thời khắc giao thừa. Khoảng thời gian này là được họ dùng để để quây quần bên gia đình và làm lễ cúng tổ tiên. Ảnh: Báo Tổ Quốc.Vào ngày cuối năm, người dân Bình Thuận sẽ làm món hộc cốm nổ từ nếp rang được trộn cùng với nước đường đun đặc, ép thành bánh để làm quà ăn Tết.Ở vùng ven biển miền Trung, vào chiều 30 Tết, các gia đình ngư dân sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ, một để thực hiện nghi lễ cúng gia tiên và một cúng tại thuyền đánh cá của gia đình, cầu mong một mùa cá bội thu, mưa thuận, gió hòa. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.Người dân tại các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... có tục ăn canh khổ qua nhồi thịt vào ngày cuối năm với ý nghĩa bỏ đi những điều không may, những điều xấu trong năm cũ.Ở vùng đồng bằng sông Hồng, mọi người sẽ tắm nước mùi già vào ngày 30 Tết để trút bỏ những điều chưa toại nguyện và sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Gọi vía trâu là một tập tục cuối năm độc đáo của đồng bào Mường ở Hòa Bình. Theo đó, vào đêm 30 Tết, họ sẽ đốt một bó đuốc và gõ mõ để gọi vía trâu về ăn Tết như là một lời tri ân dành cho con vật đã giúp đỡ mình những phần việc nặng trong lao động sản xuất.
Vào ngày cuối năm, người Thái Trắng ở các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ gội đầu thật sạch ở ngoài sông để bỏ hết những điều không tốt của năm cũ. Theo tập quán, nữ gội đầu bằng nước vo gạo nếp, nam gội đầu bằng nước bồ kết. Ảnh: Điện Biên Phủ Online.
Người Nguồn ở tỉnh Quảng Bình có tục “giỗ sống” vào ngày cuối năm. Vào ngày nay, con cháu trong nhà sẽ chuẩn bị một mâm cơm báo hiếu cho ông bà, cha mẹ. Các thành viên của gia đình sẽ dùng bữa trong một bầu không khí vô cùng ấm cúng. Ảnh: Người Đưa Tin.
Những gia đình sống ở Huế từ lâu đời thường kiêng kỵ việc ra khỏi nhà trước và sau thời khắc giao thừa. Khoảng thời gian này là được họ dùng để để quây quần bên gia đình và làm lễ cúng tổ tiên. Ảnh: Báo Tổ Quốc.
Vào ngày cuối năm, người dân Bình Thuận sẽ làm món hộc cốm nổ từ nếp rang được trộn cùng với nước đường đun đặc, ép thành bánh để làm quà ăn Tết.
Ở vùng ven biển miền Trung, vào chiều 30 Tết, các gia đình ngư dân sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ, một để thực hiện nghi lễ cúng gia tiên và một cúng tại thuyền đánh cá của gia đình, cầu mong một mùa cá bội thu, mưa thuận, gió hòa. Ảnh: Báo Quảng Ngãi.
Người dân tại các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... có tục ăn canh khổ qua nhồi thịt vào ngày cuối năm với ý nghĩa bỏ đi những điều không may, những điều xấu trong năm cũ.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng, mọi người sẽ tắm nước mùi già vào ngày 30 Tết để trút bỏ những điều chưa toại nguyện và sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.