Bên cạnh các địa danh Mường Thanh, Him Lam, đồi A1..., di tích Mường Phăng cũng là một địa điểm không thể bỏ qua trong chuỗi các di tích lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.Khu di tích tọa lạc trong thảm rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày, từ 31/1/1954 đến 15/5/1954.Đây là một chuỗi các công trình được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, chạy quanh chân núi, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km2.Gắn với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - toàn bộ khu vực được bà con địa phương trìu mến gọi là “rừng Đại tướng,” và gọi vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thuở ấy là “già bản Võ Nguyên Giáp”.Các công trình của Sở chỉ huy được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bí mật và an toàn.Đến nay, khu di tích Mường Phăng vẫn lưu giữ nhiều công trình có giá trị lịch sử tiêu biểu.Công trình quan trọng nhất ở đây là lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Bên cạnh đó có lán của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy...Các công trình khác gồm trạm gác tiền tiêu, lán ngủ điện báo viên, hầm tổng đài điện thoại, lán làm việc của Ban Thông tin...Nhà tác chiến - nơi giao ban hàng ngày của Bộ Chỉ huy, hội trường - nơi diễn ra các Hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy triệu tập.Bếp Hoàng Cầm trứ danh của các chiến sĩ Việt Minh thời chống Pháp.Đặc biệt, di tích Mường Phăng còn lưu giữ đường hầm xuyên núi dài 96m, nối lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang lán Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.Trải qua nhiều lần tu sửa, trùng tu song di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, mang đậm dấu ấn chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc 60 năm về trước.Bên cạnh giá trị lịch sử, đến với Mường Phăng, du khách còn được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành cũng như được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong vùng.
Bên cạnh các địa danh Mường Thanh, Him Lam, đồi A1..., di tích Mường Phăng cũng là một địa điểm không thể bỏ qua trong chuỗi các di tích lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Khu di tích tọa lạc trong thảm rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày, từ 31/1/1954 đến 15/5/1954.
Đây là một chuỗi các công trình được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, chạy quanh chân núi, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km2.
Gắn với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - toàn bộ khu vực được bà con địa phương trìu mến gọi là “rừng Đại tướng,” và gọi vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thuở ấy là “già bản Võ Nguyên Giáp”.
Các công trình của Sở chỉ huy được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bí mật và an toàn.
Đến nay, khu di tích Mường Phăng vẫn lưu giữ nhiều công trình có giá trị lịch sử tiêu biểu.
Công trình quan trọng nhất ở đây là lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bên cạnh đó có lán của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy...
Các công trình khác gồm trạm gác tiền tiêu, lán ngủ điện báo viên, hầm tổng đài điện thoại, lán làm việc của Ban Thông tin...
Nhà tác chiến - nơi giao ban hàng ngày của Bộ Chỉ huy, hội trường - nơi diễn ra các Hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy triệu tập.
Bếp Hoàng Cầm trứ danh của các chiến sĩ Việt Minh thời chống Pháp.
Đặc biệt, di tích Mường Phăng còn lưu giữ đường hầm xuyên núi dài 96m, nối lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang lán Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
Trải qua nhiều lần tu sửa, trùng tu song di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, mang đậm dấu ấn chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc 60 năm về trước.
Bên cạnh giá trị lịch sử, đến với Mường Phăng, du khách còn được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành cũng như được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong vùng.