World Cup 1966 ở Anh là lần đầu tiên linh vật World Cup xuất hiện trong lịch sử. Đó là Willie, chú sư tử mặc chiếc áo thi đấu in hình lá cờ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với dòng chữ "WORLD CUP". Ảnh: The Mirror.Linh vật của World Cup Mexico 1970 là Juanito, còn gọi thân mật là Joan, một cậu bé mặc đồng phục thi đấu của Đội tuyển Mexico và đội nón sombrero đặc trưng của người Mexico. Trên nón có dòng chữ "MEXICO 70". Ảnh: Pinterest.Linh vật của World Cup Tây Đức 1974 là Tip và Tap, hai chú bé mặc áo đồng phục của đội tuyển Tây Đức với dòng chữ WM (viết tắt của từ tiếng Đức Weltmeisterschaft, nghĩa là World Cup) và con số 74. Ảnh: Pinterest.Linh vật World Cup Argentina 1978 vẫn là một cậu bé. Đó là Gauchito với đồng phục của đội tuyển Argentina. Cái nón, khăn choàng cổ và roi da của cậu là trang phục đặc trưng của những người chăn bò (gaucho) ở Argentina. Ảnh: Pinterest.Đến World Cup Tây Ban Nha 1982, linh vật lại chuyển thành hoa quả. Naranjito là một quả cam, loại trái cây đặc sản Tây Ban Nha, mặc đồng phục của đội tuyển Tây Ban Nha. Trong tiếng Tây Ban Nha, naranja nghĩa là quả cam. Ảnh: Pinterest.Tại World Cup Mexico1986, linh vật tiếp tục là trái cây. Lần này là Pique, một trái ớt jalapeño, loại gia vị đặc thù trong ẩm thực Mexico. Ảnh: Love Football.Linh vật World Cup Italia 1990 là sự "đột phá" so với các World Cup trước. Đó là Ciao, một cầu thủ được tạo nên từ các cây gậy mang màu cờ Italia, và đầu là trái bóng. Trong tiếng Italia, "ciao" là câu chào thông dụng. Ảnh: Pinterest.Sau chú sư tử của World Cup 1966, đến World Cup Hoa Kỳ 1994, linh vật lại là một loài vật quen thuộc. Đó là Striker, chú chó mặc đồng phục cầu thủ bóng đá màu đỏ, trắng và xanh với dòng chữ "USA 94". Ảnh: Pinterest.Linh vật World Cup Pháp 1998 là Footix, một chú gà trống choai, biểu tượng tiêu biểu cho nước Pháp, với dòng chữ "FRANCE 98" trên ngực. Ảnh: Twitter.World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản có đến ba linh vật, và đều là những sinh vật tưởng tượng. Đó là Ato, Kaz và Nik, trong đó Ato là huấn luyện viên còn Kaz và Nik là cầu thủ. Ảnh: Marketingfutbol.World Cup Đức 2006 là lần thứ hai sư tử trở thành linh vật. Lần này là Goleo VI, chú sư tử mặc chiếc áo thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức với số áo 06. Đi cùng Goleo VI là một trái bóng biết nói. Ảnh: Pinterest.Linh vật của World Cup Nam Phi 2010 là Zakumi, một chú báo hoa mai. Trong tên gọi của Zakumi, "Za" là tên miền của Nam Phi, còn "kumi" là số mười trong nhiều thứ tiếng châu Phi. Ảnh: Brand South Africa.Linh vật của World Cup Brazil 2014 là Fuleco, một sinh vật thuộc loài Tatu, thường được tìm thấy tại khu vực Đông Bắc Brazil và có tên trong Sách đỏ. Ảnh: Daily Mail.Tại World Cup 2018 ở Nga, linh vật là Zabivaka, một con chó sói mặc chiếc áo thun len màu nâu và màu trắng với dòng chữ "RUSSIA 2018" và đeo kính thể thao màu cam. Ảnh: FIFA.Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.
World Cup 1966 ở Anh là lần đầu tiên linh vật World Cup xuất hiện trong lịch sử. Đó là Willie, chú sư tử mặc chiếc áo thi đấu in hình lá cờ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với dòng chữ "WORLD CUP". Ảnh: The Mirror.
Linh vật của World Cup Mexico 1970 là Juanito, còn gọi thân mật là Joan, một cậu bé mặc đồng phục thi đấu của Đội tuyển Mexico và đội nón sombrero đặc trưng của người Mexico. Trên nón có dòng chữ "MEXICO 70". Ảnh: Pinterest.
Linh vật của World Cup Tây Đức 1974 là Tip và Tap, hai chú bé mặc áo đồng phục của đội tuyển Tây Đức với dòng chữ WM (viết tắt của từ tiếng Đức Weltmeisterschaft, nghĩa là World Cup) và con số 74. Ảnh: Pinterest.
Linh vật World Cup Argentina 1978 vẫn là một cậu bé. Đó là Gauchito với đồng phục của đội tuyển Argentina. Cái nón, khăn choàng cổ và roi da của cậu là trang phục đặc trưng của những người chăn bò (gaucho) ở Argentina. Ảnh: Pinterest.
Đến World Cup Tây Ban Nha 1982, linh vật lại chuyển thành hoa quả. Naranjito là một quả cam, loại trái cây đặc sản Tây Ban Nha, mặc đồng phục của đội tuyển Tây Ban Nha. Trong tiếng Tây Ban Nha, naranja nghĩa là quả cam. Ảnh: Pinterest.
Tại World Cup Mexico1986, linh vật tiếp tục là trái cây. Lần này là Pique, một trái ớt jalapeño, loại gia vị đặc thù trong ẩm thực Mexico. Ảnh: Love Football.
Linh vật World Cup Italia 1990 là sự "đột phá" so với các World Cup trước. Đó là Ciao, một cầu thủ được tạo nên từ các cây gậy mang màu cờ Italia, và đầu là trái bóng. Trong tiếng Italia, "ciao" là câu chào thông dụng. Ảnh: Pinterest.
Sau chú sư tử của World Cup 1966, đến World Cup Hoa Kỳ 1994, linh vật lại là một loài vật quen thuộc. Đó là Striker, chú chó mặc đồng phục cầu thủ bóng đá màu đỏ, trắng và xanh với dòng chữ "USA 94". Ảnh: Pinterest.
Linh vật World Cup Pháp 1998 là Footix, một chú gà trống choai, biểu tượng tiêu biểu cho nước Pháp, với dòng chữ "FRANCE 98" trên ngực. Ảnh: Twitter.
World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản có đến ba linh vật, và đều là những sinh vật tưởng tượng. Đó là Ato, Kaz và Nik, trong đó Ato là huấn luyện viên còn Kaz và Nik là cầu thủ. Ảnh: Marketingfutbol.
World Cup Đức 2006 là lần thứ hai sư tử trở thành linh vật. Lần này là Goleo VI, chú sư tử mặc chiếc áo thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức với số áo 06. Đi cùng Goleo VI là một trái bóng biết nói. Ảnh: Pinterest.
Linh vật của World Cup Nam Phi 2010 là Zakumi, một chú báo hoa mai. Trong tên gọi của Zakumi, "Za" là tên miền của Nam Phi, còn "kumi" là số mười trong nhiều thứ tiếng châu Phi. Ảnh: Brand South Africa.
Linh vật của World Cup Brazil 2014 là Fuleco, một sinh vật thuộc loài Tatu, thường được tìm thấy tại khu vực Đông Bắc Brazil và có tên trong Sách đỏ. Ảnh: Daily Mail.
Tại World Cup 2018 ở Nga, linh vật là Zabivaka, một con chó sói mặc chiếc áo thun len màu nâu và màu trắng với dòng chữ "RUSSIA 2018" và đeo kính thể thao màu cam. Ảnh: FIFA.
Mời quý độc giả xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.