Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều nhân tài kiệt xuất.Chùa Hoằng Phúc là ngôi cổ tự lâu đời nhất miền Trung với lịch sử hơn 700 năm. Chùa nằm cách nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xã Lộc Thủy khoảng 8 km.Nền chùa cũ trước khi phục dựng. Theo sử sách ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến kinh lý phía Nam đã ghé thăm chùa, lúc đó có tên là Am Tri Kiến. Ảnh: PVHTT huyện Lệ ThủyPhật hoàng Trần Nhân Tông đã lưu trú tại chùa một thời gian để giảng đạo. Ảnh: PVHTT huyện Lệ ThủyMột số tượng Phật tại gian thờ cũ. Năm 1716, Chúa Nguyễn Phúc Chu ghé thăm chùa và đổi tên thành Kính Thiên Tự. Ảnh: PVHTT huyện Lệ ThủyNăm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé thăm chùa và cho đổi tên thành Hoằng Phúc Tự. Tên gọi này duy trì đến ngày nay.Ông Lê Hữu Bình, Chánh Văn phòng, Văn phòng HĐND&UBND huyện Lệ Thủy, cho biết người dân địa phương gọi là chùa Trạm hay chùa Quan.Trải qua thời gian, đặc biệt là những năm Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa bị hư hại nhiều song vẫn lưu giữ được nhiều vật dụng quý giá. Ảnh: PVHTT huyện Lệ ThủyNăm 2010, chùa được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.Năm 2014, chùa được phục dựng lại dựa trên nền chùa cũ và thiết kế theo lối chùa cổ thời nhà Trần. Ảnh: PVHTT huyện Lệ ThủyNgày 16/1/2016, chùa được làm lễ khánh hạ, nhân dịp này Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.Chùa Hoằng Phúc đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh cho hàng nghìn người dân trong và ngoài huyện, cũng như phật tử khắp cả nước.Từ năm 2016 trở đi, chùa Hoằng Phúc phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc với nhiều hoạt động văn hóa, đặc biệt nghi lễ rước nước độc đáo.Ảnh phục chế bức danh họa nổi tiếng Trúc lâm Đại sỹ xuất sơn chi đồ được chế tác bằng gốm tại chùa Hoằng Phúc.
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều nhân tài kiệt xuất.
Chùa Hoằng Phúc là ngôi cổ tự lâu đời nhất miền Trung với lịch sử hơn 700 năm. Chùa nằm cách nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại xã Lộc Thủy khoảng 8 km.
Nền chùa cũ trước khi phục dựng. Theo sử sách ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến kinh lý phía Nam đã ghé thăm chùa, lúc đó có tên là Am Tri Kiến. Ảnh: PVHTT huyện Lệ Thủy
Phật hoàng Trần Nhân Tông đã lưu trú tại chùa một thời gian để giảng đạo. Ảnh: PVHTT huyện Lệ Thủy
Một số tượng Phật tại gian thờ cũ. Năm 1716, Chúa Nguyễn Phúc Chu ghé thăm chùa và đổi tên thành Kính Thiên Tự. Ảnh: PVHTT huyện Lệ Thủy
Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé thăm chùa và cho đổi tên thành Hoằng Phúc Tự. Tên gọi này duy trì đến ngày nay.
Ông Lê Hữu Bình, Chánh Văn phòng, Văn phòng HĐND&UBND huyện Lệ Thủy, cho biết người dân địa phương gọi là chùa Trạm hay chùa Quan.
Trải qua thời gian, đặc biệt là những năm Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa bị hư hại nhiều song vẫn lưu giữ được nhiều vật dụng quý giá. Ảnh: PVHTT huyện Lệ Thủy
Năm 2010, chùa được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Năm 2014, chùa được phục dựng lại dựa trên nền chùa cũ và thiết kế theo lối chùa cổ thời nhà Trần. Ảnh: PVHTT huyện Lệ Thủy
Ngày 16/1/2016, chùa được làm lễ khánh hạ, nhân dịp này Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Chùa Hoằng Phúc đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh cho hàng nghìn người dân trong và ngoài huyện, cũng như phật tử khắp cả nước.
Từ năm 2016 trở đi, chùa Hoằng Phúc phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc với nhiều hoạt động văn hóa, đặc biệt nghi lễ rước nước độc đáo.
Ảnh phục chế bức danh họa nổi tiếng Trúc lâm Đại sỹ xuất sơn chi đồ được chế tác bằng gốm tại chùa Hoằng Phúc.