Nằm trên đường Tháp 10 thuộc quận 6, TP HCM, chợ Chợ Bình Tây là khu chở nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa.Lịch sử khu chợ bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 20, khi vùng Chợ Lớn ngày càng phát triển sung túc, nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán. Khu chợ cũ (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) trở nên chật hẹp không thể phát triển thêm. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn thời đó cũng dự định xây dựng chợ mới nhưng chưa tìm được đất.Hay tin, thương nhân người Hoa là ông Quách Đàm (1863 – 1927) bỏ tiền ra mua mảnh đất sình lầy rộng trên 25.000m2 ở thôn Bình Tây và cho san lấp bằng phẳng, xây dựng chợ mới bằng bê tông cốt thép tặng nhà cầm quyền. Đổi lại, ông xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng tượng ông ở chính giữa chợ sau khi ông qua đời.Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kĩ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa.Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, mái lợp ngói âm dương.Bốn phía của tòa lầu có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh tháp có hình rồng đắp nổi.Mặt trước cổng có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”.Bốn góc chợ có 4 chòi nhỏ, góc mái uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.Toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng.Giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, nhiều cây xanh.Chính giữa sân trời là đài thờ ông Quách Đàm, người sáng lập và cũng được coi là vị thần tài của chợ.Khu chợ sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới.Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thuỷ bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, trong nước và các nước láng giềng.Sau ngày giải phóng, chính quyền mới tiếp nhận quản lý, sắp xếp cho nhân dân tiếp tục mua bán phục vụ hàng hoá cho cả nước và các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây cho đến ngày nay.Vào các năm 1992 và 2006, chợ đã được trùng tu, cải tạo lớn, nhưng kiến trúc cũ vẫn được giữ nguyên.Sau 9 thập niên tồn tại, chợ Bình Tây vẫn là một trong những ngôi chợ lớn của thành phố với khoảng 2.400 quầy sạp được bố trí theo từng khu vực kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành hàng.Dù có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong những năm gần đây, chợ vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn.Bà con người Hoa vẫn tập trung về chợ làm ăn mua bán mà đa số là người Hoa sinh sống tại các quận 5, quận 6 và quận 11. Tiểu thương người Hoa hiện chiếm tỷ lệ 25% số lượng hộ kinh doanh tại chợ Bình Tây.Với lối kiến trúc cổ xưa, bề dày lịch sử cùng sự phong phú của các chủng loại hàng hóa, chợ Bình Tây đang mở ra một hướng phát triển mới, đó là điểm du lịch tham quan, mua sắm, khám phá ẩm thực nhiều tiềm năng cho khách du lịch trong và ngoài nước.Một số hình ảnh khác về chợ Bình Tây.
Nằm trên đường Tháp 10 thuộc quận 6, TP HCM, chợ Chợ Bình Tây là khu chở nổi tiếng với lịch sử gần 100 năm và kiến trúc độc đáo của người Hoa ở đất Chợ Lớn xưa.
Lịch sử khu chợ bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 20, khi vùng Chợ Lớn ngày càng phát triển sung túc, nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán. Khu chợ cũ (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) trở nên chật hẹp không thể phát triển thêm. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn thời đó cũng dự định xây dựng chợ mới nhưng chưa tìm được đất.
Hay tin, thương nhân người Hoa là ông Quách Đàm (1863 – 1927) bỏ tiền ra mua mảnh đất sình lầy rộng trên 25.000m2 ở thôn Bình Tây và cho san lấp bằng phẳng, xây dựng chợ mới bằng bê tông cốt thép tặng nhà cầm quyền. Đổi lại, ông xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng tượng ông ở chính giữa chợ sau khi ông qua đời.
Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. Chợ được xây dựng bằng xi măng cốt thép theo kĩ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa.
Cổng chợ có hình một tháp lầu cao, kiến trúc gần giống kiểu cách của một ngôi chùa, mái lợp ngói âm dương.
Bốn phía của tòa lầu có đồng hồ lớn, trên góc mái và đỉnh tháp có hình rồng đắp nổi.
Mặt trước cổng có bức phù điêu khảm sành màu xanh hình “lưỡng long chầu châu”.
Bốn góc chợ có 4 chòi nhỏ, góc mái uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.
Toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng.
Giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, nhiều cây xanh.
Chính giữa sân trời là đài thờ ông Quách Đàm, người sáng lập và cũng được coi là vị thần tài của chợ.
Khu chợ sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới.
Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thuỷ bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, trong nước và các nước láng giềng.
Sau ngày giải phóng, chính quyền mới tiếp nhận quản lý, sắp xếp cho nhân dân tiếp tục mua bán phục vụ hàng hoá cho cả nước và các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc và đổi tên chợ là chợ Bình Tây cho đến ngày nay.
Vào các năm 1992 và 2006, chợ đã được trùng tu, cải tạo lớn, nhưng kiến trúc cũ vẫn được giữ nguyên.
Sau 9 thập niên tồn tại, chợ Bình Tây vẫn là một trong những ngôi chợ lớn của thành phố với khoảng 2.400 quầy sạp được bố trí theo từng khu vực kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành hàng.
Dù có sự cạnh tranh khá quyết liệt của các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại trong những năm gần đây, chợ vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn.
Bà con người Hoa vẫn tập trung về chợ làm ăn mua bán mà đa số là người Hoa sinh sống tại các quận 5, quận 6 và quận 11. Tiểu thương người Hoa hiện chiếm tỷ lệ 25% số lượng hộ kinh doanh tại chợ Bình Tây.
Với lối kiến trúc cổ xưa, bề dày lịch sử cùng sự phong phú của các chủng loại hàng hóa, chợ Bình Tây đang mở ra một hướng phát triển mới, đó là điểm du lịch tham quan, mua sắm, khám phá ẩm thực nhiều tiềm năng cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Một số hình ảnh khác về chợ Bình Tây.