Nằm trong quần thể kiến trúc chùa Bái Đình ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Đường lên chùa ở chân núi Bái Đính.Tương truyền, vào triều Lý, khi Đức Thánh Nguyễn Minh Không về núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua, ngài đã tìm thấy một vùng đất có địa thế đẹp và lập chùa. Nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật khai quật tại chùa Bái Đính cổ mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Ảnh: Các bậc đá dẫn lên chùa.Ngôi chùa này được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Để lên thăm hang động du khách phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là hang sáng, bên trái là động tối. Ảnh: Tam quan chùa Bái Đính cổ.Lối vào hang sáng. Hang này dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần bằng phẳng.Hang sáng là nơi thờ Phật và Thần với các bàn thờ được bày ở trung tâm của hang.Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn.Đền thần Cao Sơn được xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước, là nơi thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư xưa.Bàn thờ thần Cao Sơn bên trong đền.Lối vào động Tối. Động này lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, là nơi thờ Mẫu và Tiên.Một bàn thờ trong động tối.Động tối có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo. Giữa động có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống.Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba sau đầu dốc. Đền là nơi thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, người sáng lập chùa cổ Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là Đức thánh Nguyễn.Trong đền có tượng của Đức thánh Nguyễn được đúc bằng đồng.Đền thờ Sư tổ nằm ở một hốc đá bên đường lên đền thánh Nguyễn.Gần chân núi Bái Đính còn có giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng đã được xây lại hình mặt nguyệt, có đường kính 30 m, độ sâu 6 m.Vùng núi quanh chùa Bái Đính cổ đã diễn ra nhiều sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Đây chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.Đến thế kỷ 16, núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa tập đoàn Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra. Trong kháng chiến chống Pháp - Nhật, vùng núi này thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, một căn cứ cách mạng quan trọng ở miền Bắc.Năm 1997 chùa Bái Đính cổ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Ảnh: Quang cảnh nhìn từ chùa Bái Đính cổ.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong quần thể kiến trúc chùa Bái Đình ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cổ có lịch sử tồn tại hơn 1.000 năm, là một ngôi chùa có tầm quan trọng to lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Đường lên chùa ở chân núi Bái Đính.
Tương truyền, vào triều Lý, khi Đức Thánh Nguyễn Minh Không về núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua, ngài đã tìm thấy một vùng đất có địa thế đẹp và lập chùa. Nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật khai quật tại chùa Bái Đính cổ mang dấu ấn đậm nét của thời Lý. Ảnh: Các bậc đá dẫn lên chùa.
Ngôi chùa này được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Để lên thăm hang động du khách phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là hang sáng, bên trái là động tối. Ảnh: Tam quan chùa Bái Đính cổ.
Lối vào hang sáng. Hang này dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần bằng phẳng.
Hang sáng là nơi thờ Phật và Thần với các bàn thờ được bày ở trung tâm của hang.
Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn.
Đền thần Cao Sơn được xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước, là nơi thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm ở phía Nam kinh đô Hoa Lư xưa.
Bàn thờ thần Cao Sơn bên trong đền.
Lối vào động Tối. Động này lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, là nơi thờ Mẫu và Tiên.
Một bàn thờ trong động tối.
Động tối có nhiều thạch nhũ hình thù kỳ ảo. Giữa động có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống.
Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba sau đầu dốc. Đền là nơi thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không, người sáng lập chùa cổ Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là Đức thánh Nguyễn.
Trong đền có tượng của Đức thánh Nguyễn được đúc bằng đồng.
Đền thờ Sư tổ nằm ở một hốc đá bên đường lên đền thánh Nguyễn.
Gần chân núi Bái Đính còn có giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng đã được xây lại hình mặt nguyệt, có đường kính 30 m, độ sâu 6 m.
Vùng núi quanh chùa Bái Đính cổ đã diễn ra nhiều sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Đây chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Đến thế kỷ 16, núi Đính là địa bàn tranh chấp giữa tập đoàn Lê - Trịnh với nhà Mạc, khi mà nhà Mạc chỉ kiểm soát được vùng lãnh thổ từ Ninh Bình trở ra. Trong kháng chiến chống Pháp - Nhật, vùng núi này thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, một căn cứ cách mạng quan trọng ở miền Bắc.
Năm 1997 chùa Bái Đính cổ đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Ảnh: Quang cảnh nhìn từ chùa Bái Đính cổ.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.