1. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là " đệ nhất cổ tự" của Cố đô Huế. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật qúy giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.2. Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là "đệ nhất cổ tự" của thành phố Đà Nẵng. Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Đây chính là ngôi chùa lâu đời nhất của Đà Nẵng.Tên gọi "Tam Thai" của chùa nghĩa là 3 ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có 3 đỉnh… Chùa từng được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 - 1996. Các công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính...Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng. Sân chùa trồng nhiều cây xanh, khiến ngôi chùa như hòa quyện vào khung cảnh rừng núi thâm nghiêm.Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Ngày nay, chùa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng mỗi ngày.3. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp được coi là "đệ nhất cổ tự" của Bình Định. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường.Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp... Các bộ tượng cổ của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là " đệ nhất cổ tự" của Cố đô Huế. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.
Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật qúy giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.
2. Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là "đệ nhất cổ tự" của thành phố Đà Nẵng. Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Đây chính là ngôi chùa lâu đời nhất của Đà Nẵng.
Tên gọi "Tam Thai" của chùa nghĩa là 3 ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có 3 đỉnh… Chùa từng được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 - 1996. Các công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính...
Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng. Sân chùa trồng nhiều cây xanh, khiến ngôi chùa như hòa quyện vào khung cảnh rừng núi thâm nghiêm.
Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Ngày nay, chùa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng mỗi ngày.
3. Nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp được coi là "đệ nhất cổ tự" của Bình Định. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích.
Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.
Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Sau chính điện là các khu nhà phương trượng, Đông đường và Tây đường.
Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp... Các bộ tượng cổ của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.