Sau khi Vua Đường Cao Tông băng hà vì tuổi cao sức yếu, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên đã tuyên bố nhiếp chính cùng với con trai mình là Duệ Tông, chính thức giành lấy ngôi báu và cai trị đất nước vào năm 690 sau Công Nguyên.Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng đều hưởng ứng và tán thành với cách sắp đặt đó. Dưới thời loạn lạc ấy, Diêm Thức Vi chỉ là một vị tướng nhỏ nhưng đã tỏ rõ ý chí không quy thuận theo phiến quân phản loạn của Lý Kính Nghiệp.Thay vào đó, ông thề sẽ trung thành với Võ Tắc Thiên (lúc ấy đang đương Thái Hậu nhiếp chính cùng con trai Duệ Tông) để chiến đấu bảo vệ kinh thành đến cùng.Thậm chí, Diêm Thức Vi đã cố tình làm gãy tay mình để từ chối lời dụ dỗ của bè lũ phiến đảng Lý Kính Nghiệp, thể hiện ý nguyện trung thành tuyệt đối không gì lay chuyển được với triều đình.Sau này, nhờ có công lớn đánh bại kẻ thù, Diêm Thức Vi được đề bạt thành quan huyện Lăng Khê, tỉnh Mông Sơn và được phong tước đại thần. Diêm Thức Vi tiếp tục phụng sự Võ Tắc Thiên thêm 9 năm nữa, cho đến một ngày khi tai họa bất ngờ giáng xuống.Năm ấy, Dư Trư Vi – em trai của Dư Thức Vi bị kết tội tạo phản mà không hề có bất cứ một chứng cứ nào. Sử sách nghi ông bị gian thần hãm hại. Do bị kết tội đồng lõa nên Diêm Thức Vi cũng phải chịu chung hình phạt tru di dòng họ. Ngoại trừ người vợ của Diêm tướng quân đã qua đời năm 691 thì tất cả những người khác đều bị xử chém.Đến khi chết, xác vị trung thần này vẫn bị chôn cất một cách vô cùng sơ sài, như thể đó là một hành vi thể hiện thái độ khinh thường, ngăn cản nghi thức an táng người chết theo đúng phong tục truyền thống.Mãi cho đến năm 704, sau khi Võ Tắc Thiên bị phế truất bởi người con mà chính tay mình đày ải nhiều năm về trước, Trung Tông, bà lập tức lâm bệnh và qua đời không lâu sau đó. Lúc này nhà Chu chính thức sụp đổ và nhà Đường được khôi phục lại.Điều này giúp cho thanh danh Diêm Thức Vi được minh oan và nghi thức an táng cho vị tướng quân này được tiến hành lại một cách trang trọng hơn, lần này ngài được chôn cất cùng với chính người vợ hiền của mình.Tháng 4/2002, mộ của vợ chồng Diêm Thức Vi được phát hiện. Ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất hơn 4 mét, chia làm ba tầng, bị hư hỏng nặng. Việc khai quật ngôi mộ được tiến hành trong nhiều năm, và hoàn tất cuối năm 2014.Khi ngôi mộ của Diêm Thức Vi được khai quật, phần lớn bộ hài cốt không còn gì sót lại. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn khai quật được một loạt những bức tượng nhỏ bằng gốm sáng bóng khắc họa những linh vật, tráng sĩ hay người gác mộ.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Sau khi Vua Đường Cao Tông băng hà vì tuổi cao sức yếu, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên đã tuyên bố nhiếp chính cùng với con trai mình là Duệ Tông, chính thức giành lấy ngôi báu và cai trị đất nước vào năm 690 sau Công Nguyên.
Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng đều hưởng ứng và tán thành với cách sắp đặt đó. Dưới thời loạn lạc ấy, Diêm Thức Vi chỉ là một vị tướng nhỏ nhưng đã tỏ rõ ý chí không quy thuận theo phiến quân phản loạn của Lý Kính Nghiệp.
Thay vào đó, ông thề sẽ trung thành với Võ Tắc Thiên (lúc ấy đang đương Thái Hậu nhiếp chính cùng con trai Duệ Tông) để chiến đấu bảo vệ kinh thành đến cùng.
Thậm chí, Diêm Thức Vi đã cố tình làm gãy tay mình để từ chối lời dụ dỗ của bè lũ phiến đảng Lý Kính Nghiệp, thể hiện ý nguyện trung thành tuyệt đối không gì lay chuyển được với triều đình.
Sau này, nhờ có công lớn đánh bại kẻ thù, Diêm Thức Vi được đề bạt thành quan huyện Lăng Khê, tỉnh Mông Sơn và được phong tước đại thần. Diêm Thức Vi tiếp tục phụng sự Võ Tắc Thiên thêm 9 năm nữa, cho đến một ngày khi tai họa bất ngờ giáng xuống.
Năm ấy, Dư Trư Vi – em trai của Dư Thức Vi bị kết tội tạo phản mà không hề có bất cứ một chứng cứ nào. Sử sách nghi ông bị gian thần hãm hại. Do bị kết tội đồng lõa nên Diêm Thức Vi cũng phải chịu chung hình phạt tru di dòng họ. Ngoại trừ người vợ của Diêm tướng quân đã qua đời năm 691 thì tất cả những người khác đều bị xử chém.
Đến khi chết, xác vị trung thần này vẫn bị chôn cất một cách vô cùng sơ sài, như thể đó là một hành vi thể hiện thái độ khinh thường, ngăn cản nghi thức an táng người chết theo đúng phong tục truyền thống.
Mãi cho đến năm 704, sau khi Võ Tắc Thiên bị phế truất bởi người con mà chính tay mình đày ải nhiều năm về trước, Trung Tông, bà lập tức lâm bệnh và qua đời không lâu sau đó. Lúc này nhà Chu chính thức sụp đổ và nhà Đường được khôi phục lại.
Điều này giúp cho thanh danh Diêm Thức Vi được minh oan và nghi thức an táng cho vị tướng quân này được tiến hành lại một cách trang trọng hơn, lần này ngài được chôn cất cùng với chính người vợ hiền của mình.
Tháng 4/2002, mộ của vợ chồng Diêm Thức Vi được phát hiện. Ngôi mộ nằm sâu dưới lòng đất hơn 4 mét, chia làm ba tầng, bị hư hỏng nặng. Việc khai quật ngôi mộ được tiến hành trong nhiều năm, và hoàn tất cuối năm 2014.
Khi ngôi mộ của Diêm Thức Vi được khai quật, phần lớn bộ hài cốt không còn gì sót lại. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn khai quật được một loạt những bức tượng nhỏ bằng gốm sáng bóng khắc họa những linh vật, tráng sĩ hay người gác mộ.
Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT