Năm 1992, tại Bảo Kê, Thiểm Tây, một ngôi mộ cổ nhìn khá sơ sài có diện tích chưa đến 3m2 được phát hiện tại nhà một hộ gia đình trong khu mộ cổ. Nhưng đoàn khảo cổ đã thực sự kinh ngạc khi mở quan tài và phát hiện thi thể đã biến mất.Số lượng đồ tùy táng trong ngôi mộ cổ này thậm chí còn lớn hơn cả đồ của một số hoàng tử và quân vương được khai quật trước đó, vậy tại sao quan tài lại trống rỗng và chủ nhân ngôi mộ là ai?Sau khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về ngôi mộ cổ, các chuyên gia nhận thấy có một chu sa dày tới hơn 5cm bao phủ xung quanh ngôi mộ.Vào thời cổ đại, người xưa sẽ dựa vào độ dày lớp chu sa để phán đoán địa vị cũng như danh tính của chủ mộ, bởi vì chu sa thường chỉ được sử dụng ở ngôi mộ của quý tộc hay những người có địa vị cao trong xã hội.Theo văn bản ghi chép lại, hầu hết lớp chu sa trong lăng mộ quý tộc dày không quá 2cm, nhưng lớp chu sa ở đây lại dày tới hơn 5cm.Trường hợp ngoại lệ duy nhất chỉ có lăng mộ của Tần Cảnh Công – vị quân vương thứ 14 nhà Tần. Theo ghi chép, lăng mộ với diện tích 5.000m2 và được phủ một lớp chu sa lên tới gần 10cm. Vậy tại sao một ngôi mộ bí ẩn chỉ rộng 3m2 lại có độ dày lớp chu sa tương đương với vương công nước Tần như vậy?Trong lúc đi tìm câu trả lời cho bí ẩn chu sa, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện một chuôi kiếm vàng ẩn trong lớp bùn đen. Chuôi kiếm được khảm khắc nhiều hạt ngọc lam cổ xưa, trên chuôi là lưỡi kiếm được rèn bằng sắt, tuy lưỡi đã gỉ nhưng nó thực sự rất hiếm.Nếu xem xét quá trình công nghệ luyện sắt ra đời thì rất có khả năng ngôi mộ này có từ thời Xuân Thu. ngoài ra, kết quả khai quật đã thu được tổng trọng lượng vàng đạt 6 kg, con số lớn nhất trong tất cả các lăng mộ thời Xuân Thu được tìm thấy ở miền Trung, Trung Quốc. Giá trị ước tính của các di tích văn hóa trong lăng mộ cổ lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ.Vậy tại sao trong thi thể trong quan tài lại "bốc hơi" như vậy? Các nhà khảo cổ cũng nhận thấy rằng những đồ tùy táng trong mộ cổ có hình dáng và kiểu dáng khá giống với các di vật văn hóa được khai quật tại lăng của Tần Công. Khả năng chủ nhân ngôi mộ thuộc hoàng tộc Tần là rất lớn.Và nếu ngôi mộ có quan hệ với quân vương nhà Tần thì việc thi thể biến mất cũng không có gì đáng ngạc nhiên với ba giả thuyết dưới đây được các chuyên gia đặt ra.Thứ nhất, ngôi mộ thực sự có thật. Chủ nhân của ngôi mộ đã được chôn cất, nhưng ông đã bị kẻ trộm mộ mang đi ngay khi vừa được chôn. Lý do chúng mang thi thể đi không phải vì muốn trộm báu vật mà chính là để báo thù riêng, điều này có liên quan trực tiếp đến Tần Cảnh Công.Thứ hai, thực chất đây là một ngôi mộ giả. Những di vật văn hóa tìm được lần này có thể đã bị bọn trộm đánh cắp từ lăng Tần Cảnh Công thật và đặt ở nơi đây. Nhưng nếu chỉ cất giữ tạm thời, sao lại phải che nó bằng lớp chu sa dày tới 5cm?Giả thuyết cuối cùng, đây là một ngôi mộ trống rỗng. Có lẽ lịch sử từng xảy ra sự kiện nào đó khiến hoàng tộc buộc phải xây dựng một lăng mộ giả và sau khi những người khác đi hết, người đó đã bước ra khỏi quan tài. Và tất nhiên, sự kiện này không được lưu lại trong sử sách.
Năm 1992, tại Bảo Kê, Thiểm Tây, một ngôi mộ cổ nhìn khá sơ sài có diện tích chưa đến 3m2 được phát hiện tại nhà một hộ gia đình trong khu mộ cổ. Nhưng đoàn khảo cổ đã thực sự kinh ngạc khi mở quan tài và phát hiện thi thể đã biến mất.
Số lượng đồ tùy táng trong ngôi mộ cổ này thậm chí còn lớn hơn cả đồ của một số hoàng tử và quân vương được khai quật trước đó, vậy tại sao quan tài lại trống rỗng và chủ nhân ngôi mộ là ai?
Sau khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về ngôi mộ cổ, các chuyên gia nhận thấy có một chu sa dày tới hơn 5cm bao phủ xung quanh ngôi mộ.
Vào thời cổ đại, người xưa sẽ dựa vào độ dày lớp chu sa để phán đoán địa vị cũng như danh tính của chủ mộ, bởi vì chu sa thường chỉ được sử dụng ở ngôi mộ của quý tộc hay những người có địa vị cao trong xã hội.
Theo văn bản ghi chép lại, hầu hết lớp chu sa trong lăng mộ quý tộc dày không quá 2cm, nhưng lớp chu sa ở đây lại dày tới hơn 5cm.
Trường hợp ngoại lệ duy nhất chỉ có lăng mộ của Tần Cảnh Công – vị quân vương thứ 14 nhà Tần. Theo ghi chép, lăng mộ với diện tích 5.000m2 và được phủ một lớp chu sa lên tới gần 10cm. Vậy tại sao một ngôi mộ bí ẩn chỉ rộng 3m2 lại có độ dày lớp chu sa tương đương với vương công nước Tần như vậy?
Trong lúc đi tìm câu trả lời cho bí ẩn chu sa, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện một chuôi kiếm vàng ẩn trong lớp bùn đen. Chuôi kiếm được khảm khắc nhiều hạt ngọc lam cổ xưa, trên chuôi là lưỡi kiếm được rèn bằng sắt, tuy lưỡi đã gỉ nhưng nó thực sự rất hiếm.
Nếu xem xét quá trình công nghệ luyện sắt ra đời thì rất có khả năng ngôi mộ này có từ thời Xuân Thu. ngoài ra, kết quả khai quật đã thu được tổng trọng lượng vàng đạt 6 kg, con số lớn nhất trong tất cả các lăng mộ thời Xuân Thu được tìm thấy ở miền Trung, Trung Quốc. Giá trị ước tính của các di tích văn hóa trong lăng mộ cổ lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Vậy tại sao trong thi thể trong quan tài lại "bốc hơi" như vậy? Các nhà khảo cổ cũng nhận thấy rằng những đồ tùy táng trong mộ cổ có hình dáng và kiểu dáng khá giống với các di vật văn hóa được khai quật tại lăng của Tần Công. Khả năng chủ nhân ngôi mộ thuộc hoàng tộc Tần là rất lớn.
Và nếu ngôi mộ có quan hệ với quân vương nhà Tần thì việc thi thể biến mất cũng không có gì đáng ngạc nhiên với ba giả thuyết dưới đây được các chuyên gia đặt ra.
Thứ nhất, ngôi mộ thực sự có thật. Chủ nhân của ngôi mộ đã được chôn cất, nhưng ông đã bị kẻ trộm mộ mang đi ngay khi vừa được chôn. Lý do chúng mang thi thể đi không phải vì muốn trộm báu vật mà chính là để báo thù riêng, điều này có liên quan trực tiếp đến Tần Cảnh Công.
Thứ hai, thực chất đây là một ngôi mộ giả. Những di vật văn hóa tìm được lần này có thể đã bị bọn trộm đánh cắp từ lăng Tần Cảnh Công thật và đặt ở nơi đây. Nhưng nếu chỉ cất giữ tạm thời, sao lại phải che nó bằng lớp chu sa dày tới 5cm?
Giả thuyết cuối cùng, đây là một ngôi mộ trống rỗng. Có lẽ lịch sử từng xảy ra sự kiện nào đó khiến hoàng tộc buộc phải xây dựng một lăng mộ giả và sau khi những người khác đi hết, người đó đã bước ra khỏi quan tài. Và tất nhiên, sự kiện này không được lưu lại trong sử sách.