Vua Lê Nhân Tông của nhà Hậu Lê trì vì từ năm 1442 đến 1459. Lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi, phải nhờ mẹ nhiếp chính, sau này, vua rất anh minh, biết dụng người tài.Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Lê Nhân Tông (1441-1459) có tên thật là Lê Bang Cơ, con vua Lê Thái Tông. Do vua cha mất sớm trong vụ án Lệ chi viên, ông được triều thần tôn lên làm vua khi mới hơn 1 tuổi.Sau 17 năm 40 ngày làm vua, Lê Nhân Tông bị anh cùng cha khác mẹ là Lê Nghi Dân dấy binh giết hại khi mới 18 tuổi.Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", lúc vua mới 1 tuổi, thần phi Nguyễn Thị Anh được tôn làm hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Sử sách gọi là Tuyên từ hoàng thái hậu. Hoàng thái hậu dùng phép sẵn có từ đời trước, được các đại thần như Lê Khả, Lê Thụ, Lê Liệt... phò tá trong hơn 10 năm, đất nước bình yên. Năm 12 tuổi, Lê Nhân Tông đã có thể tự coi chính sự, mẹ ông lui về ở cung riêng.Lê Nhân Tông rất trọng người tài. Nguyễn Trực là trạng nguyên được vua yêu mến. Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", thời gian Nguyễn Trực về quê chịu tang mẹ, vua cho người vẽ chân dung quan trạng đặt cạnh ngai vàng để khỏa nỗi nhớ mong.Lê Nhân Tông có 3 anh em làm vua, gồm ông, anh trai Lê Nghi Dân (làm vua 9 tháng thì bị đình thần lật đổ) và em trai Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông).Đánh giá về ông, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét trong "Đạ Việt sử ký toàn thư" rằng: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ”.
Vua Lê Nhân Tông của nhà Hậu Lê trì vì từ năm 1442 đến 1459. Lên ngôi khi mới hơn 1 tuổi, phải nhờ mẹ nhiếp chính, sau này, vua rất anh minh, biết dụng người tài.
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", Lê Nhân Tông (1441-1459) có tên thật là Lê Bang Cơ, con vua Lê Thái Tông. Do vua cha mất sớm trong vụ án Lệ chi viên, ông được triều thần tôn lên làm vua khi mới hơn 1 tuổi.
Sau 17 năm 40 ngày làm vua, Lê Nhân Tông bị anh cùng cha khác mẹ là Lê Nghi Dân dấy binh giết hại khi mới 18 tuổi.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", lúc vua mới 1 tuổi, thần phi Nguyễn Thị Anh được tôn làm hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Sử sách gọi là Tuyên từ hoàng thái hậu. Hoàng thái hậu dùng phép sẵn có từ đời trước, được các đại thần như Lê Khả, Lê Thụ, Lê Liệt... phò tá trong hơn 10 năm, đất nước bình yên. Năm 12 tuổi, Lê Nhân Tông đã có thể tự coi chính sự, mẹ ông lui về ở cung riêng.
Lê Nhân Tông rất trọng người tài. Nguyễn Trực là trạng nguyên được vua yêu mến. Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", thời gian Nguyễn Trực về quê chịu tang mẹ, vua cho người vẽ chân dung quan trạng đặt cạnh ngai vàng để khỏa nỗi nhớ mong.
Lê Nhân Tông có 3 anh em làm vua, gồm ông, anh trai Lê Nghi Dân (làm vua 9 tháng thì bị đình thần lật đổ) và em trai Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông).
Đánh giá về ông, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét trong "Đạ Việt sử ký toàn thư" rằng: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ”.