Em Nguyễn Văn Thưởng, chín tuổi, bị dị tật mắt bẩm sinh di chứng chất độc da cam, chỉ nhìn thấy được những bóng mờ. Các bác sĩ phỏng đoán em có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn trong những năm tới do ống nước mắt của anh ấy không cung cấp dầu bôi trơn cho nhãn cầu, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comBà Mai Thị Nghiêm chăm sóc con trai là Lê Văn Trắc, 26 tuổi, một người đã co cứng toàn thân và không thể nói do di chứng chất độc da cam, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comTỉnh Sông Bé, làng Uyên Hưng. Em Trần Thị Cẩm Nhung (bên phải) đứng cùng mẹ và chị gái tại nhà ở tỉnh Sông Bé. Nhung khỏe mạnh khi mới sinh, chỉ sau một tuần da trên mắt phải chuyển sang màu đỏ và phát triển thành khổi u khổng lồ to bằng quả bưởi. Sau một năm điều trị và phẫu thuật ở Đức, khối u đã được loại bỏ hoàn toàn nhưng để lại sẹo vĩnh viễn trên khuôn mặt, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Võ Trọng Thủy, 13 tuổi, sống trong một cái chòi bằng gỗ và rơm rạ trong một ngôi chùa ở Sông Bé. Thủy ra đời với dị tật ở tay và không thể vận động như những đứa trẻ bình thường. Sau nhiều lần phẫu thuật ở Đức, cánh tay em đã dần được phục hồi chức năng. Khu vực em sống không bị rải trực tiếp chất độc da cam, nhưng gia đình em lấy nước uống từ con kênh dẫn nước từ một con sông bị ô nhiễm dioxin gần đó, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Nguyễn Hoàng Phúc, 13 tuổi, được sinh ra mà không có mắt. Em nuôi ước mơ trở thành một nghệ sĩ thổi sáo, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Pheak, 12 tuổi, sinh ra ở phía Đông của tỉnh Prey Veng, gần biên với Campuchia - Việt Nam với 4 chi bị cụt. Em được cha mẹ đưa lên Phnom Penh để hành nghề ăn xin, 1995. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Hoằng Hữu Cung, chín tháng tuổi, bị hở hàm ếch từ khi sinh. Bố mẹ em đã cùng nhau chiến đấu trong một khu vực bị rải chất độc da cam thời kháng chiến chống Mỹ. Hai đứa con lớn của họ không có biểu hiện bất thường, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Trần Văn Lâm, 10 tuổi, bị chậm phát triển trí não và gặp khó khăn trong đi lại. Hai người anh trai là Trần Văn Thuận và Trần Văn Hoàng cũng có những dị tật ở chân. Cha của các em đã dựng một lối đi bằng tre để giúp các em luyện tập vận động, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comAnh Phạm Hồng Qúy, 24 tuổi, bị rối loạn chức năng của tay phải và chân trái, phải chịu vài trận động kinh mỗi ngày. Sau lưng anh là mẹ, bà Phan Thị Thọ và tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng Lê Thị Bình (bên trái), người đến thăm anh hàng tuần, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.comEm Lê Thị Hoa, 14 tuổi, sinh ra với những ngón tay bị biến dạng, tự hào với khả năng viết chữ xuất sắc của mình, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Nguyễn Văn Thưởng, chín tuổi, bị dị tật mắt bẩm sinh di chứng chất độc da cam, chỉ nhìn thấy được những bóng mờ. Các bác sĩ phỏng đoán em có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn trong những năm tới do ống nước mắt của anh ấy không cung cấp dầu bôi trơn cho nhãn cầu, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Bà Mai Thị Nghiêm chăm sóc con trai là Lê Văn Trắc, 26 tuổi, một người đã co cứng toàn thân và không thể nói do di chứng chất độc da cam, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Tỉnh Sông Bé, làng Uyên Hưng. Em Trần Thị Cẩm Nhung (bên phải) đứng cùng mẹ và chị gái tại nhà ở tỉnh Sông Bé. Nhung khỏe mạnh khi mới sinh, chỉ sau một tuần da trên mắt phải chuyển sang màu đỏ và phát triển thành khổi u khổng lồ to bằng quả bưởi. Sau một năm điều trị và phẫu thuật ở Đức, khối u đã được loại bỏ hoàn toàn nhưng để lại sẹo vĩnh viễn trên khuôn mặt, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Võ Trọng Thủy, 13 tuổi, sống trong một cái chòi bằng gỗ và rơm rạ trong một ngôi chùa ở Sông Bé. Thủy ra đời với dị tật ở tay và không thể vận động như những đứa trẻ bình thường. Sau nhiều lần phẫu thuật ở Đức, cánh tay em đã dần được phục hồi chức năng. Khu vực em sống không bị rải trực tiếp chất độc da cam, nhưng gia đình em lấy nước uống từ con kênh dẫn nước từ một con sông bị ô nhiễm dioxin gần đó, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Nguyễn Hoàng Phúc, 13 tuổi, được sinh ra mà không có mắt. Em nuôi ước mơ trở thành một nghệ sĩ thổi sáo, 1994. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Pheak, 12 tuổi, sinh ra ở phía Đông của tỉnh Prey Veng, gần biên với Campuchia - Việt Nam với 4 chi bị cụt. Em được cha mẹ đưa lên Phnom Penh để hành nghề ăn xin, 1995. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Hoằng Hữu Cung, chín tháng tuổi, bị hở hàm ếch từ khi sinh. Bố mẹ em đã cùng nhau chiến đấu trong một khu vực bị rải chất độc da cam thời kháng chiến chống Mỹ. Hai đứa con lớn của họ không có biểu hiện bất thường, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Trần Văn Lâm, 10 tuổi, bị chậm phát triển trí não và gặp khó khăn trong đi lại. Hai người anh trai là Trần Văn Thuận và Trần Văn Hoàng cũng có những dị tật ở chân. Cha của các em đã dựng một lối đi bằng tre để giúp các em luyện tập vận động, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Anh Phạm Hồng Qúy, 24 tuổi, bị rối loạn chức năng của tay phải và chân trái, phải chịu vài trận động kinh mỗi ngày. Sau lưng anh là mẹ, bà Phan Thị Thọ và tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng Lê Thị Bình (bên trái), người đến thăm anh hàng tuần, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com
Em Lê Thị Hoa, 14 tuổi, sinh ra với những ngón tay bị biến dạng, tự hào với khả năng viết chữ xuất sắc của mình, 1998. Ảnh: Philip Jones Griffiths - Magnumphotos.com