Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền được biết đến là những người đứng đầu 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất thời Tam quốc là: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Ba thế lực này tạo nên thế kiềng 3 chân nổi tiếng thế giới.Là những người đứng đầu tập đoàn chính trị mạnh nhất thời Tam quốc, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền có những triết lý chọn nhân tài độc đáo.Trong đó, Tào Tháo tuân theo chủ nghĩa chiết trung (tức là không phân biệt địa vị gia đình, mà chỉ nhìn vào tài năng của người đó).Với triết lý này, Tào Tháo đã chiêu mộ được nhiều nhân tài xuất chúng, dốc sức phò tá và tận trung với nhà Ngụy như: Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia... Những nhân tài này đã giúp Tào Tháo xây dựng cơ nghiệp vững chắc, kinh tế phát triển và cải thiện đời sống nhân dân.Về cách cai trị, Tào Tháo đề cao tính thực tiễn, thực hiện hệ thống canh tác đảm bảo cung cấp lương thực, thực hiện hệ thống pháp luật chặt chẽ để duy trì trật tự xã hội...Trong khi đó, Lưu Bị - hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán chọn nhân tài dựa trên tính cách và lòng trung thành. Ông hoàng này chủ trương "dùng đức thắng người" và chiêu mộ được nhiều nhân tài xuất chúng như: Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi... Những nhân vật này đã có góp sức rất lớn cho sự nghiệp chinh phục thiên hạ của Lưu Bị.Về chính sách cai trị, Lưu Bị chú trọng kế sinh nhai của người dân, giảm bớt tô thuế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa... Nhờ vậy, nhà Thục phát triển ổn định và trở thành một thế lực đáng gờm thời Tam quốc.Tôn Quyền - hoàng đế sáng lập Đông Ngô - có triết lý cai trị đất nước là đề cao chính sách kinh tế, thực hiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, củng cố quốc phòng và ổn định lòng dân.Về chiêu mộ nhân tài, Tôn Quyền chú trọng đến năng lực và tinh thần hợp tác. Nhờ vậy, ông chọn được những nhân tài phò tá mình như: Chu Du, Lỗ Túc... Những tài năng xuất sắc này đã hỗ trợ đắc lực cho các kế hoạch của Tôn Quyền.Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.
Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền được biết đến là những người đứng đầu 3 tập đoàn chính trị mạnh nhất thời Tam quốc là: Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Ba thế lực này tạo nên thế kiềng 3 chân nổi tiếng thế giới.
Là những người đứng đầu tập đoàn chính trị mạnh nhất thời Tam quốc, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền có những triết lý chọn nhân tài độc đáo.
Trong đó, Tào Tháo tuân theo chủ nghĩa chiết trung (tức là không phân biệt địa vị gia đình, mà chỉ nhìn vào tài năng của người đó).
Với triết lý này, Tào Tháo đã chiêu mộ được nhiều nhân tài xuất chúng, dốc sức phò tá và tận trung với nhà Ngụy như: Tuân Úc, Tuân Du, Quách Gia... Những nhân tài này đã giúp Tào Tháo xây dựng cơ nghiệp vững chắc, kinh tế phát triển và cải thiện đời sống nhân dân.
Về cách cai trị, Tào Tháo đề cao tính thực tiễn, thực hiện hệ thống canh tác đảm bảo cung cấp lương thực, thực hiện hệ thống pháp luật chặt chẽ để duy trì trật tự xã hội...
Trong khi đó, Lưu Bị - hoàng đế sáng lập nhà Thục Hán chọn nhân tài dựa trên tính cách và lòng trung thành. Ông hoàng này chủ trương "dùng đức thắng người" và chiêu mộ được nhiều nhân tài xuất chúng như: Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi... Những nhân vật này đã có góp sức rất lớn cho sự nghiệp chinh phục thiên hạ của Lưu Bị.
Về chính sách cai trị, Lưu Bị chú trọng kế sinh nhai của người dân, giảm bớt tô thuế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa... Nhờ vậy, nhà Thục phát triển ổn định và trở thành một thế lực đáng gờm thời Tam quốc.
Tôn Quyền - hoàng đế sáng lập Đông Ngô - có triết lý cai trị đất nước là đề cao chính sách kinh tế, thực hiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, củng cố quốc phòng và ổn định lòng dân.
Về chiêu mộ nhân tài, Tôn Quyền chú trọng đến năng lực và tinh thần hợp tác. Nhờ vậy, ông chọn được những nhân tài phò tá mình như: Chu Du, Lỗ Túc... Những tài năng xuất sắc này đã hỗ trợ đắc lực cho các kế hoạch của Tôn Quyền.
Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.