Khi nhắc đến bom hạt nhân, nhiều người nghĩ ngay đến Mỹ - quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hủy diệt này và sử dụng nó trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, Nhật Bản cũng theo đuổi dự án chế tạo bom nguyên tử từ khá sớm.Một số tài liệu được giải mật cho thấy Nhật Bản triển khai dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử kể từ năm 1941. Nhà vật lý Yoshio Nishina là người đứng đầu chương trình vũ khí hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản trong Thế chiến 2.Theo các sử liệu, nhà vật lý Nishina tốt nghiệp Đại học Tokyo năm 1918. Sau khi ra trường, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Lý-Hóa (RIKEN). Trong những năm 1920, Nishina thực tập tại các trung tâm khoa học hàng đầu ở châu Âu. Tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng nhiều nhà vật lý nổi tiếng, trong đó có Niels Bohr.Vào năm 1931, nhà vật lý Nishina trở về Nhật Bản và tiếp tục làm việc tại RIKEN. Về sau, ông thành lập một phòng thí nghiệm khoa học để nghiên cứu vật lý năng lượng cao.Đến năm 1941, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định tập trung nguồn lực lớn vào việc chế tạo một thiết bị nổ uranium tại Viện Nghiên cứu Lý - Hóa. Ông Nishina được giao nhiệm vụ lãnh đạo dự án đó.Khi triển khai dự án này, Bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản hy vọng vũ khí mới sẽ giúp nước này chiếm được ưu thế trước quân Đồng minh trong Thế chiến 2.Sau nhiều năm cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, vào tháng 5/1943, nhà vật lý Nishina báo cáo với giới chức quân sự cấp cao Nhật Bản về việc chế tạo bom nguyên tử hoàn toàn khả thi.Theo đó, Nhật Bản phê duyệt thực hiện một dự án mang mật danh "Dự án Ni" (theo hai chữ cái đầu tiên của tên người đứng đầu dự án - Nishina).Kể từ đây, ông Nishina và các đồng nghiệp thực hiện các nghiên cứu và thu được đồng vị của uranium-235 và các hợp chất của uranium để sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng, Nhật Bản có đủ kiến thức để chế tạo bom nguyên tử nhưng vấn đề lớn nhất gặp phải là thiếu nguyên liệu. Vào tháng 5/1945, một tàu ngầm của phát xít Đức được cho chở 540 kg uranium oxide bị Hải quân Mỹ bắt giữ khi đang trên đường tới Tokyo.Do đó, dự án chế tạo bom hạt nhân của Nhật Bản trong Thế chiến 2 không thành công. Trước khi đầu hàng quân Đồng minh, Nhật Bản đã đốt tài liệu và phá hủy thiết bị thí nghiệm liên quan đến dự án phát triển bom hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng, nếu có thêm thời gian thì Nhật Bản có thể sở hữu bom nguyên tử trong Thế chiến.Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Khi nhắc đến bom hạt nhân, nhiều người nghĩ ngay đến Mỹ - quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hủy diệt này và sử dụng nó trong Thế chiến 2. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, Nhật Bản cũng theo đuổi dự án chế tạo bom nguyên tử từ khá sớm.
Một số tài liệu được giải mật cho thấy Nhật Bản triển khai dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử kể từ năm 1941. Nhà vật lý Yoshio Nishina là người đứng đầu chương trình vũ khí hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản trong Thế chiến 2.
Theo các sử liệu, nhà vật lý Nishina tốt nghiệp Đại học Tokyo năm 1918. Sau khi ra trường, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Lý-Hóa (RIKEN). Trong những năm 1920, Nishina thực tập tại các trung tâm khoa học hàng đầu ở châu Âu. Tại đây, ông có cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng nhiều nhà vật lý nổi tiếng, trong đó có Niels Bohr.
Vào năm 1931, nhà vật lý Nishina trở về Nhật Bản và tiếp tục làm việc tại RIKEN. Về sau, ông thành lập một phòng thí nghiệm khoa học để nghiên cứu vật lý năng lượng cao.
Đến năm 1941, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định tập trung nguồn lực lớn vào việc chế tạo một thiết bị nổ uranium tại Viện Nghiên cứu Lý - Hóa. Ông Nishina được giao nhiệm vụ lãnh đạo dự án đó.
Khi triển khai dự án này, Bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản hy vọng vũ khí mới sẽ giúp nước này chiếm được ưu thế trước quân Đồng minh trong Thế chiến 2.
Sau nhiều năm cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, vào tháng 5/1943, nhà vật lý Nishina báo cáo với giới chức quân sự cấp cao Nhật Bản về việc chế tạo bom nguyên tử hoàn toàn khả thi.
Theo đó, Nhật Bản phê duyệt thực hiện một dự án mang mật danh "Dự án Ni" (theo hai chữ cái đầu tiên của tên người đứng đầu dự án - Nishina).
Kể từ đây, ông Nishina và các đồng nghiệp thực hiện các nghiên cứu và thu được đồng vị của uranium-235 và các hợp chất của uranium để sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng, Nhật Bản có đủ kiến thức để chế tạo bom nguyên tử nhưng vấn đề lớn nhất gặp phải là thiếu nguyên liệu. Vào tháng 5/1945, một tàu ngầm của phát xít Đức được cho chở 540 kg uranium oxide bị Hải quân Mỹ bắt giữ khi đang trên đường tới Tokyo.
Do đó, dự án chế tạo bom hạt nhân của Nhật Bản trong Thế chiến 2 không thành công. Trước khi đầu hàng quân Đồng minh, Nhật Bản đã đốt tài liệu và phá hủy thiết bị thí nghiệm liên quan đến dự án phát triển bom hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng, nếu có thêm thời gian thì Nhật Bản có thể sở hữu bom nguyên tử trong Thế chiến.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.